Chiều 28/5, TAND TP Hòa Bình tiếp tục mở phiên sơ thẩm xét xử đối với 3 bị cáo trong vụ án chạy thận khiến 9 người tử vong xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Luật sư Nguyễn Danh Huế tại phiên tòa chiều nay. |
Trong phiên tòa chiều nay, luật sư Nguyễn Danh Huế (đại diện BVĐK tỉnh Hòa Bình) lập luận, ông Dương hoàn toàn có thể chịu trách nhiệm về sự việc này với tư cách là người đứng đầu.
Ông Huế cũng đặt nghi vấn đề việc tại sao Viện Kiểm sát không xem xét trách nhiệm của người đứng đầu bệnh viện ở thời điểm đó? Quy trình tham gia kêu gọi các nhà thầu cho BVĐK tỉnh Hòa Bình như thế nào?
"Hòa Bình là tỉnh nghèo, đa phần người dân là dân tộc thiểu số, hàng năm phải nhận trợ cấp từ Nhà nước mà tại sao mức giá chạy thận lại gấp đôi Bệnh viện Bạch Mai? Tôi đề nghị HĐXX xem xét việc này, vấn đề của cựu Giám đốc bệnh viện là rất lớn", luật sư Huế nói.
Theo ông Huế, "căn cứ vào các hành vi của ông Trương Quý Dương, đề nghị HĐXX buộc ông Trương Quý Dương bồi thường thay bệnh viện trong trường hợp bệnh viện có lỗi”.
Theo luật sư Huế, hồ sơ vụ án thể hiện hợp đồng 315 và 05 giống nhau và khi trúng thầu, Công ty Thiên Sơn đã bán thầu trái pháp luật, không thông báo cho BVĐK tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chuyển nhượng hợp đồng cho công ty Trâm Anh.
“Được biết, Thiên Sơn không đưa Trâm Anh vào danh sách nhà thầu phụ nhưng sau đó lại chuyển 100% thầu. Hành vi của họ vi phạm pháp luật dân sự và pháp luật về đấu thầu nên cần xử lý nghiêm. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả trong vụ án. Vì vậy, chúng tôi đề nghị HĐXX tuyên công ty Thiên Sơn phải bồi thường cho gia đình các nạn nhân theo quy định” - luật sư Huế trình bày.
Với bị cáo Hoàng Công Lương, luật sư Huế đề nghị Tòa xử Hoàng Công Lương vô tội vì theo lập luận của vị luật sư này, "chúng tôi thấy những cáo buộc của Viện Kiểm sát với Lương còn khiên cưỡng, thủ tục tố tụng bị vi phạm nghiêm trọng nên kiến nghị tòa xử Hoàng Công Lương vô tội”./.Xét xử vụ chạy thận: Luật sư đề nghị tuyên bác sỹ Lương vô tội
Luật sư vụ chạy thận: BV Hòa Bình chạy thận không phép suốt 6 năm?
Xét xử sơ thẩm vụ án chạy thận tử vong: Vì sao tranh cãi “nảy lửa”?