Nhà văn Trần Thanh Cảnh, tác giả của nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn viết về nông thôn vùng Kinh Bắc đã có những lý giải.
Nhà văn Trần Thanh Cảnh. |
Nhà văn chưa nắm bắt được xu thế vận động của nông thôn
Nhà văn Trần Thanh Cảnh: Nguyên nhân lớn nhất là do sự vận động đi lên của xã hội. Mấy chục năm qua, xã hội nước ta có sự biến động cực kỳ lớn: Từ một nước nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đến mức có thời kỳ mọi thứ đều “quy ra thóc”, sau mấy chục năm đổi mới, cơ cấu kinh tế của nước ta đã thay đổi hoàn toàn, nền nông nghiệp chỉ còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP của cả nước. Vấn đề cái ăn, hay nói hình ảnh là có gạo đổ vào nồi của mỗi nhà xưa là một bài toán gay gắt thì nay hầu như được giải quyết xong.
Hầu như người ta không lo đói nữa, sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nông dân xao lãng trong tâm trí mọi người và trong cả suy tư của nhà văn. Họ quan tâm đến những vấn đề khác như công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, kinh doanh, lối sống mới, hưởng thụ, văn nghệ - thể thao - giải trí. Chính vì không thường trực có trong suy nghĩ nên đề tài về nông thôn như một lẽ tự nhiên vắng bóng dần trong các tác phẩm của nhà văn.
Nhà văn Trần Thanh Cảnh: Thật ra với các nhà văn, đề tài nào cũng hấp dẫn nếu như họ tìm được cảm hứng từ một cái “tứ” hấp dẫn nào đó. Đề tài về nông thôn đã được các nhà văn Việt Nam khai thác rất nhiều, kể từ khi bắt đầu có văn học chữ quốc ngữ.
Trên mảnh đất nông thôn có vô vàn các nhà văn làm nên tên tuổi mình bằng các tác phẩm để đời. Từ thế kỷ 20 trở về trước, văn học Việt Nam có hai đề tài nổi bật nhất: chiến tranh và làng quê nông thôn. Đến bây giờ làng quê nông thôn Việt dưới tác động dữ dội của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã biến đổi rất nhiều. Nó đang ở một cái trạng thái “làng không ra làng, phố không ra phố”. Nó khiến cho các nhà văn rất khó nắm bắt và càng khó để xây dựng nhân vật và khung cảnh cho tác phẩm của mình. Thế nên không hẳn là không muốn viết, mà tôi cho rằng có lẽ các nhà văn chưa nắm bắt được xu thế vận động của làng quê nông thôn Việt Nam hiện thời, nên chưa đặt bút được chứ không hẳn là không còn hấp dẫn.
Nhà văn Trần Thanh Cảnh: Điều này thì chính xác! Mỗi thế hệ đều có những mối quan tâm tìm hiểu học hỏi, giải trí khác nhau. Thời nay, người ta ít quan tâm đến văn hóa làng xã như xưa. Con người hiện đại trong thế giới thông tin toàn cầu họ quan tâm nhiều hơn đến các miền đất xa lạ, những nền văn hóa khác, những cách giải trí khác hẳn truyền thống. Những câu chuyện làng quê nông thôn vẫn còn được sự quan tâm của một bộ phận độc giả, nhưng không phải là đại chúng.
Cần sự dũng cảm dấn thân của các nhà văn
Nhà văn Trần Thanh Cảnh: Ở đây có hai vấn đề đặt ra: Nếu là các nhà văn trẻ hoặc sinh ra ở thành phố, hoặc là sinh ra ở nông thôn nhưng đi học, đi làm rồi rời làng rất sớm ra phố mưu sinh thì về căn bản họ hầu như đã cắt đứt cái gốc rễ làng xã nông thôn của mình. Họ sẽ rất khó để cảm thụ và viết hay về nông thôn, có chăng chỉ vài cái hồi ức nho nhỏ. Còn với những nhà văn đã từng có thời gian sống, gắn bó lâu với làng quê thì không quan trọng việc họ hiện sinh sống ở đâu. Bởi văn học là ký ức. Khi có cảm hứng, những ký ức về làng quê nông thôn sẽ ùa về và những nhà văn này sẽ không khó khăn gì để viết nên những tác phẩm sống động, chân thực về làng quê.
Nhà văn Trần Thanh Cảnh: Những vấn đề nêu trên đang là hiện thực nóng bỏng của nông thôn hiện nay. Nhưng nó ít được đề cập trong những tác phẩm văn học như: truyện ngắn, tiểu thuyết... gần đây vì nhiều lẽ: Đầu tiên là do các nhà xuất bản giờ đây thấy đề tài này không thu hút độc giả nên không mặn mà. Và điều quan trọng hơn đó chính là các nhà văn chưa có đủ tài năng, dũng khí để khai thác sâu, lý giải đến tận cùng những vấn đề này và đưa ra những dự báo cho sự vận động thuyết phục về tương lai của nông thôn Việt Nam. Chính vì thế nên tác phẩm cũng không đạt đến chiều sâu và có cái sự gay cấn hấp dẫn cần phải có khi viết về các vấn đề nêu trên.
Nhà văn Trần Thanh Cảnh: Tôi tin là vậy! Bởi nói gì thì nói, nông thôn - nông dân - nông nghiệp vẫn là những cái căn bản của một quốc gia. Với một đất nước mới đang trong quá trình hiện đại hóa như nước ta, điều đó càng đúng. Ngay cả với các quốc gia đã công nghiệp hóa và hiện đại hóa lâu đời như: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật... họ vẫn rất coi trọng nông nghiệp, nông thôn và có mọi chính sách để bảo vệ nông dân, bảo vệ nền sản xuất nông nghiệp của họ. Nước ta thì ngoài yếu tố an ninh lương thực, văn hóa làng xã thôn quê vẫn là căn cốt của văn hóa Việt. Thậm chí có thể nói rằng, văn hóa làng xã Việt sâu đậm mấy ngàn năm qua chính là một thành tố quyết định để cho dân tộc Việt không bị đồng hóa, tồn tại đến ngày nay.
Đặc biệt, vấn đề nóng bỏng nhất của xã hội ta hiện nay: khiếu kiện, tranh chấp đất đai... chính là một vấn đề gay cấn mà Nhà nước đang phải tập trung giải quyết. Từ thực tế đó đã có muôn ngàn các câu chuyện, các mảnh đời, các trạng huống là chất liệu vô giá, là cảm hứng của các nhà văn. Hiện thực ấy sẽ là cánh đồng màu mỡ của các nhà văn. Vì vậy sau một thời gian có thể như là thoái trào, tôi cho rằng đề tài nông thôn đã và đang âm thầm trở lại nhiều trên bàn viết của các nhà văn chúng ta!
PV
Nhà văn Trần Thanh Cảnh: Đúng như vậy. Đây là một động tác cực kỳ kịp thời. Với tư cách là một nhà văn và đang sống ở nông thôn, tôi thấy cuộc thi này đã điểm rất trúng. Vấn đề còn lại là sự dũng cảm dấn thân của các nhà văn trước hiện thực nóng bỏng của xã hội. Và con mắt xanh của các nhà tổ chức. Được cả hai điều đó thì tôi tin rằng, cuộc thi này sẽ thành công rực rỡ, sẽ có nhiều tác phẩm xuất sắc về làng Việt thời hội nhập ra đời.
PV