- UNESCO xét duyệt hàng năm mỗi nước được một hồ sơ di sản
- Giọng ca trù mượt mà của các nghệ nhân dân gian
Nghệ sĩ Phó Thị Kim Đức được biết đến là bậc thầy lớn của nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Bà là đào nương cuối cùng của giáo phường Khâm Thiên – Hà nội xưa, vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghệ thuật ca trù nổi tiếng nên đã sớm được thừa hưởng niềm đam mê cổ nhạc, được học hát ca trù khi còn nhỏ và đã sớm đi hát từ năm 13 tuổi. Bà cũng là một danh ca hát chèo của Đài Tiếng nói Việt Nam.
|
Nghệ sĩ ca trù Phó Thị Kim Đức (nguồn: internet) |
Sau khi nghỉ hưu và dù đã bước sang tuổi 82, bà vẫn không ngừng cống hiến và tiếp tục dành thời gian để nghiên cứu các bản ca múa nhạc của nghệ thuật ca trù, và đã tổng kết thành một giáo trình sư phạm cho thể loại âm nhạc này nhằm mục đích góp phần gìn giữ, lưu truyền tới các thế hệ sau.
Buổi biểu diễn “Ca trù đàn hát khuôn” được Trung tâm Văn hóa Pháp phối hợp cùng Công ty TNHH Sân khấu Việt tổ chức để giới thiệu những thành quả của nghệ sĩ Phó Thị Kim Đức tới khán giả, và tôn vinh vẻ đẹp cổ kính, thuần khiết của nền âm nhạc cổ truyền nước ta.
Đây cũng là dịp để các học trò của bà dành tri ân cho người đã dạy dỗ họ, và thể hiện giá trị sâu sắc trong sự tiếp nối nghệ thuật cổ truyền dân tộc.
Nghệ sĩ Phó Thị KIm Đức cùng các nghệ sĩ ca trù khác (nguồn: internet) |
Các nhạc phẩm tiêu biểu thuộc nhiều thể thức ca trù khác nhau sẽ được trình bày trong đêm diễn bởi nghệ sĩ Phó Thị Kim Đức cùng các nghệ sỹ khác trong nhóm ca trù, như: Đặng Công Hưng – NSUT Nhà Hát chèo Việt Nam, Đoàn Thanh Bình – NSUT Giảng viên Trường Sân khấu Điện ảnh Việt Nam, Nguyễn Xuân Hoạch – NSND Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam,…
Bên cạnh đó, chương trình còn có sự tham gia tọa đàm của Giáo sư Trần Bảng – Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam và Giáo sư Nguyễn Thụy Loan./.