Hai bên không tiết lộ chi tiết của cuộc gặp này. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Australia Dennis Richardson cho biết rằng, hai đối tác đã lên kế hoạch thực hiện 45 hoạt động hợp tác hoặc trao đổi quốc phòng.
'Trước khi thông qua các quyết định trong lĩnh vực quân sự Bắc Kinh và Canberra đã đạt thỏa thuận nâng quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. Đây là kết quả chính đã đạt được trong thời gian chuyến thăm Australia của Chủ tịch Tập Cận Bình vào cuối tháng 11.
Kết quả chuyến đi này đi xa hơn quan hệ song phương bởi vì Australia là đồng minh quân sự thân cận nhất của Mỹ trong khu vực. Ngoài ra, Australia đang phát triển tích cực sự hợp tác với Nhật Bản.
Phát triển quan hệ quân sự với Australia phù hợp với vector Trung Quốc nhằm tăng cường vai trò chủ đạo trong khu vực. Chuyên gia Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương thuộc Viện Phương Đông, nói: “Đối với Trung Quốc, thỏa thuận này là một yếu tố không thể thiếu trong chính sách đối ngoại nhằm bảo tồn nguyên trạng và duy trì cán cân quân sự trong khu vực. Chỉ trong điều kiện này Trung Quốc mới có thể mở rộng bành trướng về kinh tế. Australia tìm cách vào thành phần các hiệp hội khác nhau ở châu Á và muốn tham gia các quá trình hội nhập trên cơ sở bình đẳng. Về mặt này, chắc là Bắc Kinh sẽ khuyên Canberra nên giữ khoảng cách với Mỹ. Ít nhất, để những lời nói về các mối đe dọa theo cách diễn đạt của Mỹ không bao gồm mối đe dọa từ phía Trung Quốc. Có khả năng Bắc Kinh đang củng cố quan hệ quân sự với Australia vì mục đích này”.
Trung Quốc lo ngại trước việc Mỹ và Australia đang củng cố quan hệ quân sự. Bắc Kinh cho rằng, quá trình này nhằm chống Trung Quốc. Và có đủ cơ sở để nghĩ như vậy. Australia là đối tác của Mỹ trong kế hoạch mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Á, mà một trong những mục tiêu của hệ thống này là vô hiệu hóa tiềm năng tên lửa của Trung Quốc.
Còn căn cứ hải quân của Mỹ tại Darwin của Australia đóng vai trò một bộ lọc loại trừ bất kỳ hoạt động thương mại và quân sự của Trung Quốc ở vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Phải chăng, Trung Quốc đang phát triển quan hệ quân sự với Australia để làm giảm mức độ nghiêm trọng của vấn đề này?
Phó Giám đốc Viện Mỹ và Canada Pavel Zolotarev nêu ý kiến như sau: “Trung Quốc không chỉ cố gắng giảm mức độ nghiêm trọng của vấn đề cấp bách này. Bắc Kinh cố gắng ảnh hưởng đến sự tồn tại của vấn đề. Tôi không nghĩ rằng, Trung Quốc muốn thay đổi toàn bộ hệ thống quan hệ quân sự ở châu Á. Các tổ chức đã từng được thành lập theo sáng kiến của Mỹ sẽ tiếp tục tồn tại trong một thời gian dài. Nhưng, có thể xuất hiện vấn đề với hoạt động hiệu quả của các tổ chức đó. Liệu hoạt động của chúng phù hợp với kế hoạch của Mỹ? Vì thế, Bắc Kinh không cố gắng làm suy yếu toàn bộ cấu trúc đã được tạo ra mà đang thay đổi tình hình trong khu vực. Và các tổ chức này có thể trở thành công cụ vô dụng trong tay những người đã tạo ra chúng”.
Mùa hè này, các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập chung với Mỹ và Australia. Khi đó, các chuyên gia đã lưu ý đến việc Trung Quốc " xâm nhập" vào lĩnh vực “thiêng liêng” đối với Mỹ và Australia – mối liên hệ quân sự. Xét theo kết quả tham vấn quốc phòng chiến lược Trung-Australia ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã thực hiện một bước mới để tiến gần hơn với liên minh quân sự Mỹ-Australia, và tùy theo khả năng giảm thiểu những mối đe dọa tiềm năng từ phía liên minh này trong trường hợp bất khả kháng./.