Đồng thời Bộ này hối thúc Liên minh châu Âu hành động nhiều hơn nữa để chấm dứt cuộc khủng hoảng tồi tệ hiện nay.

bieu_tinh_thuy_dien_sbnc.jpg
Một cuộc biểu tình phản đối chính sách chống nhập cư ở Thụy Điển. Ảnh: Reuters.

Trả lời phỏng vấn báo giới, Ngoại trưởng Margot Wallstrom cho biết, hệ thống an sinh phúc lợi xã hội của Thụy Điển sẽ sụp đổ nếu tiếp tục phải cáng đáng thêm khoảng 200.000 người tỵ nạn mỗi năm. Thụy Điển đã tiến tới giới hạn đỏ về người nhập cư.

Theo bà Wallstrom, Thụy Điển đang nỗ lực thương lượng với EU cũng như các quốc gia thành viên khác trong điều chỉnh hạn ngạch đón nhận người di cư từ Trung Đông và châu Phi.

Ngoại trưởng Thụy Điển cũng bày tỏ sự thất vọng về kết quả các cuộc đàm phán trong Liên minh châu Âu khiến làn sóng người di cư vẫn tràn về như thác lũ tại các khu vực biên giới của châu Âu.

Hiện Liên minh châu Âu vẫn đang bị chia rẽ về cách xử lý khủng hoảng người nhập cư. Trong khi một số nước ủng hộ một chính sách tỵ nạn cởi mở, thông qua quy chế hạn ngạch tiếp nhận thì một số quốc gia vùng Balkan đề nghị tăng cường  kiểm soát biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu để ngăn dòng người di cư tràn vào cũng như tăng cường trục xuất người tỵ nạn hay trả tiền cho một nước thứ ba để họ có thể giữ người di cư lâu hơn.

Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Di cư Quốc tế, trong năm nay đã có tới hơn 700.000 người di cư chạy trốn bạo lực ở Trung Đông và châu Phi để sang châu Âu.

Trong số đó có 3.257 người chết hoặc mất tích trong các chuyến hành trình vượt biên nguy hiểm./.

>> Xem thêm: Làn sóng bạo lực rung chuyển Thụy Điển