theresa_may_001_jizq.jpg
Từ năm 1977 đến 1983, bà May đã làm việc tại Ngân hàng Anh. Từ năm 1985 đến năm 1997, bà đảm nhiệm công việc cố vấn tài chính và cố vấn cao cấp về các vấn đề quốc tế tại Hiệp hội Dịch vụ thanh toán (UKPA). C
uộc tổng tuyển cử năm 1997, bà May được chọn là ứng cử viên của đảng Bảo thủ cho khu vực Maidenhead.
(Ảnh Solent News)
Bà được bầu với 25.344 phiếu (49,8%), gần gấp đôi tổng số Andrew Terence Ketteringham đứng thứ hai của đảng Dân chủ Tự do, người đã chiếm 13.363 phiếu (26,3%). Sau khi vào Quốc hội, bà đảm nhiệm một số chức vụ trong Nội các đối lập của William Hague, với tư cách là Người phát ngôn cho Trường học, Người khuyết tật và Phụ nữ (trong gia đoạn 1998 - 1999) (Ảnh David Crump)
Bà May được bổ nhiệm làm nữ Chủ tịch đầu tiên của Đảng Bảo thủ vào tháng 7 năm 2002. Năm 2003, bà tuyên thệ nhậm chức Hội đồng Cơ mật và được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Giao thông vận tải.(Ảnh Reuters)
Từ năm 1999 đến năm 2010, May đảm nhiệm một số chức vụ trong Nội các đối lập của William Hague, Iain Duncan Smith, Michael Howard, và David Cameron, bao gồm Bộ trưởng Giao thông và Bộ trưởng Việc làm và Lương hưu. Bà cũng là Chủ tịch Đảng Bảo thủ từ 2002 đến 2003. (Ảnh Shutterstock)
Sau sự thành lập một chính phủ liên hiệp sau cuộc tổng tuyển cử năm 2010, May được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng về Phụ nữ và Bình đẳng, từ nhiệm vai trò thứ 2 vào năm 2012. Tái đắc cử sau chiến thắng của Đảng Bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015, bà tiếp tục trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại nhiệm lâu nhất trong hơn 60 năm. (ảnh Daily Mail)
Sau khi Thủ tướng David Cameron từ chức, bà May đã giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử vào tháng 7/2016, trở thành nữ Thủ tướng thứ hai sau Margaret Thatcher. Với vai trò Thủ tướng, bà May đã bắt đầu quá trình rút Vương quốc Anh khỏi Liên minh châu Âu, kích hoạt Điều 50 vào tháng 3/2017 (Ảnh Getty Images)
Kể từ khi trở thành thủ tướng của Anh gần ba năm trước, Thủ tướng Theresa May đã lèo lái nước Anh trong một thời kỳ chính trị hỗn loạn nhất trong lịch sử Vương quốc Anh. Ảnh bà May và phu quân, ông Philip tại phố Downing, London hồi tháng 6/2016 (Ảnh AP)
Vào tháng 4/2017, bà May đã kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử bất thường vào tháng 6, với mục đích tăng cường quyền lực của chính phủ do bà lãnh đạo trong các cuộc đàm phán Brexit với EU. Điều này dẫn đến số ghế của Đảng Bảo thủ giảm từ 330 xuống 317 (Ảnh Shutterstock)
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2013, bà May cho biết trước khi trở thành Thủ tướng, bà chỉ ngủ 5 hoặc 6 tiếng mỗi đêm. Khi tiến trình đàm phán Brexit diễn ra, có những đêm bà chỉ ngủ ít hơn 4 giờ đồng hồ. Thủ tướng May cho biết thỏa thuận Brexit mà bà đạt được với EU không được Quốc hội thông qua trước hạn chót lần thứ 2 và vì vậy bà phải yêu cầu EU gia hạn thêm một thời gian nữa.(Ảnh Daily Mail).
Bà May cho biết, sẽ yêu cầu EU cho phép hoãn lại thời điểm này một thời gian ngắn để bà có thể tìm kiếm sự thỏa hiệp với đảng đối lập là Công đảng nhằm tránh tình trạng Anh rút khỏi EU mà không đạt được thỏa thuận nào trong tháng này. (Ảnh Reuters)
Theo thông tin mới nhất, Thủ tướng Anh Theresa May và giới lãnh đạo EU đã đạt được thỏa thuận về kế hoạch gia hạn Brexit mới là đến ngày 31/10/2019. Tuy nhiên, trong trường hợp “thỏa thuận ly hôn” được Hạ viện Anh phê chuẩn trước thời điểm 31/10/2019, Anh sẽ rời EU vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo. Hình ảnh cho thấy sự mệt mỏi của Thủ tướng Anh (Ảnh Reuters)./.