Thành viên lực lượng tự vệ Slavyansk bên cạnh một chốt kiểm soát với những chiếc lốp xe được đốt cháy để ngăn cản quân đội chính phủ Ukraine tiến vào thành phố này (Ảnh: Ria Novosti) |
Nhiều người trèo ra cửa sổ tòa nhà Công đoàn bị các phần tử cực hữu đốt cháy ở thành phố cảng Odessa (Ảnh: Reuters) |
Ngày 3/5, Liên minh châu Âu đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra độc lập về cái chết của hơn 40 người trong cuộc xung đột tại thành phố Odessa, miền Nam Ukraine.
Cao ủy Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại Catherine Ashton cho biết, các cuộc đụng độ dẫn đến cái chết của hàng chục người tại Odessa cần phải được điều tra và những người chịu trách nhiệm về hành động phạm tội này cần phải được đưa ra trước công lý.
Các quan sát viên OSCE vừa được trả tự do về tới sân bay Tegel ở Berlin (Ảnh: Reuters) |
Liên quan đến tình hình tại Ukraine, ngày 3/5 các quan sát viên quân sự thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) bị những người biểu tình chống chính quyền Kiev bắt giữ tại Slavyansk ngày 25/4 vừa qua đã được trả tự do.Đặc phái viên của Tổng thống Nga, Vladimir Lukin nhấn mạnh việc trả tự do cho các quan sát viên không phải là kết quả của một sự mặc cả. "Đó là một hành động nhân đạo tự nguyện và chúng tôi rất biết ơn về hành động này của những người biểu tình hiện đang kiểm soát thành phố Slavyansk".Không rõ liệu động thái được xem là thiện chí của những người biểu tình chống chính phủ có giúp phần nào đó hạ nhiệt những căng thẳng tại Ukraine hay không? Bộ Ngoại giao Nga ngày 3/5 cho rằng, đây là một hành động được thực hiện khi mà một thị trấn hòa bình đang phải hứng chịu một cuộc tấn công không có lý do. Do đó, đây chính là bằng chứng cho thấy sự dũng cảm và nhân văn của những người đang bảo vệ Slavyansk.
Tìm kiếm người còn may mắn sống sót sau vụ lở đất (Ảnh: AP) |
Ngày 2/5, một vụ lở đất kinh hoàng đã chôn vùi một ngôi làng ở phía Đông Bắc Afghanistan. Thống đốc tỉnh Badakshan, Shah Waliullah Adeeb cho biết, hơn 2.000 người đã bị chôn vùi sau khi đất từ một ngọn đồi đã đổ sụp vào ngôi làng Hobo Barik. Sau khi vụ việc xảy ra, các lực lượng tìm kiếm nỗ lực đào bới lớp bùn đất gần 50m để tìm kiếm những người sống sót, một số người dùng xẻng, thậm chí là dùng tay trần hy vọng có thể thấy sự sống của những người thân yêu dưới lớp bùn ngập xung quanh làng.
Nhưng cuối cùng những người tìm kiếm đã từ bỏ hy vọng bởi những nỗ lực của họ dường như là vô ích. "Chúng tôi không thể tiếp tục các hoạt động tìm kiếm cứu nạn nữa, chúng tôi sẽ cầu nguyện cho các nạn nhân và xây dựng một ngôi mộ tập thể tại khu vực này", thống đốc tỉnh Shah Waliullah Adeeb nói.
Các thợ lặn tham gia chiến dịch tìm kiếm nạn nhân vụ chìm phà Sewol (Ảnh:Yonhap) |
Ngày 4/5 là ngày thứ 19 kể từ vụ chìm phà tại Hàn Quốc. Tính đến nay, đội cứu hộ đã tìm thấy 244 thi thể người gặp nạn.
Để đẩy mạnh tốc độ tìm kiếm nạn nhân mất tích, đội tìm kiếm đã chia chiếc phà đắm thành 111 khu vực. Trước tiên, họ tìm kiếm 64 khu vực mà có nhiều hành khách tập trung nhất. Cho đến ngày 4/5, chỉ còn 3 khoang ở tầng 3 và khu nhà bếp cùng một vài khoang khác chưa thể tiếp cận vẫn chưa được tìm kiếm. Đội cứu hộ cho biết, đến ngày 15/5, nếu vẫn chưa tìm thấy toàn bộ nạn nhân mất tích sẽ tiến hành tìm kiếm ở tầng 1 và tầng 2 của con phà, nơi chứa hành lý.
Trước đó hôm 29/4, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã đưa ra lời xin lỗi thân nhân người bị nạn trong vụ chìm phà Sewol vì sự quản lý yếu kém của chính phủ và cam kết sẽ trừng phạt tất cả những người chịu trách nhiệm trong thảm kịch này
Người đứng đầu Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc Kim Suk-kyoon ngày 30/4 cũng đã đưa ra lời xin lỗi chính thức đối với gia đình các nạn nhân vụ chìm phà Sewol trước những lời chỉ trích hoạt động cứu hộ ban đầu của lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc là chậm chạp và không hiệu quả.Ngày 1/5, gia đình các nạn nhân trong vụ chìm phà Sewol ngày 16/4 vừa qua đã trở lại hiện trường vụ tai nạn thảm khốc này và tổ chức một cuộc biểu tình phản đối cách ứng phó của chính phủ.
Bangladesh bắt đầu tìm kiếm MH370 tại vịnh Bengal (Ảnh: Irna) |