1a_sputnik_lpww.jpg
1. Ngày 20/1, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch “Nhành Ô liu” tấn công trên không và trên bộ nhằm vào các tay súng người Kurd ở miền Bắc Syria, mà nước này coi là một tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, nhóm này lại được Mỹ hậu thuẫn tại Syria và được cho là có vai trò trong việc giúp đánh bại IS. Ảnh: Sputnik.
Trước động thái quân sự trên, các bên liên quan ngay lập tức có phản ứng. Nga chỉ trích Mỹ về việc khiến Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Afrin của Syria. Cả Nga và Mỹ cùng hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ lại ra yêu sách đòi Mỹ tịch thu vũ khí của người Kurd. Thổ tiếp tục muốn mở rộng chiến dịch ở Syria bất chấp nguy cơ đối đầu Mỹ. Ảnh: Asia Times.
Nga đã đáp trả trên thực địa bằng việc tái triển khai lực lượng tới Syria để kiềm chế xung đột. Một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu Liên minh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran rạn nứt sau chiến dịch tấn công Afrin hay không. Ảnh: Al masdar news.
Trước động thái quyết liệt của Thổ, có dấu hiệu Mỹ bỏ rơi người Kurd ở Afrin để hàn gắn quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó người Kurd đã phải cầu viện chính phủ Syria. Tuy nhiên bản thân Thổ Nhĩ Kỳ đã phải hứng các đòn tấn công xuyên biên giới từ Syria. Thổ cũng đứng trước nguy cơ bùng phát căng thẳng nội bộ do cuộc tấn công vào Syria. Ảnh: Anadolu.
2. Tuần qua những tín hiệu tích cực tiếp tục phát đi từ 2 miền Triều Tiên. Triều Tiên chấp thuận đề xuất của Hàn Quốc cử đội tiền trạm đến khu trượt tuyết Triều Tiên để tham gia huấn luyện chung, chuẩn bị cho Thế vận hội. Hàn Quốc-Triều Tiên xác nhận sẽ diễu hành dưới 1 lá cờ tại Thế vận hội. Xem thêm: Thông điệp mới từ Bình Nhưỡng. Ảnh: Cheat sheet.
Đội tiền trạm của Triều Tiên hôm 21/1 cũng đã tới Hàn Quốc để chuẩn bị cho dự Thế vận hội mùa Đông Olympic PyeongChang 2018. Sự xuất hiện của nữ ca sĩ Triều Tiên xinh đẹp và quyền lực Hyon trên đất Hàn Quốc đã thu hút sự chú ý đặc biệt của báo giới và công chúng nước này. Ảnh: Ctv news.
Tuy nhiên quan hệ Mỹ-Triều lại tiếp tục căng thẳng khi Triều Tiên cáo buộc Mỹ ngăn chặn sự tan băng trong quan hệ liên Triều. Bộ Tài chính Mỹ cũng áp đặt các lệnh trừng phạt mới chống Triều Tiên. Phía Mỹ lo sợ nguy cơ Triều Tiên phóng đồng thời nhiều tên lửa hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ. Trong ảnh là Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Han Tae Song. Ảnh: Reuters.
3.Tuần qua tròn một năm Tổng thống Trump chính thức nắm quyền ở nước Mỹ. Sau một năm thực hiện chính sách “Nước Mỹ trên hết”, điểm sáng nhất là kinh tế Mỹ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh. Tuy nhiên, nước Mỹ cũng chứng kiến sự chia rẽ ngày càng sâu sắc, không chỉ về khoảng cách giàu nghèo mà còn về văn hóa, tôn giáo, sắc tộc hay giới tính. Nước Mỹ của Tổng thống Trump cũng trở thành một ẩn số cho thế giới khi chính sách đối ngoại đầy mâu thuẫn, khó đoán định. Ảnh: Fox news.
4. Chính phủ Mỹ bước sang tuần làm việc mới bắt đầu ngày 22/1 (theo giờ Mỹ) mà không có ngân sách hoạt động. Thượng viện Mỹ đã hoãn thời điểm tiến hành cuộc bỏ phiếu về dự luật chi tiêu tạm thời của Chính phủ sang 12h trưa 22/1 theo giờ Mỹ, thay vì lúc 1h sáng 22/1 giờ Mỹ. Chính phủ và Quốc hội Mỹ nỗ lực cứu vãn việc Chính phủ đóng cửa. Ảnh: history.com.
5. Tình hình Afghanistan tiếp tục có vấn đề lớn với vụ tấn công bằng súng vào khách sạn hạng sang được bảo vệ nghiêm ngặt ở thủ đô Kabul vào ngày 20/1 và một vụ đánh bom cũng ở trung tâm thủ đô nước này hôm 27/1. Cả hai vụ đều gây thương vong lớn. Ảnh: AP.
6. Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 19/1 đã công bố Chiến lược quốc phòng mới, trong đó xác định Nga, Trung Quốc là đối thủ chính cần phải đối phó. Xem thêm: Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ nguy cơ chỉ là viễn tưởng. Ảnh: YouTube./.