1. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 9/12 đã chỉ thị cho Bộ trưởng Tài chính nước này Anton Siluanovra tiến hành kiện Ukraine nếu nước này không thể trả nổi khoản nợ lên tới 3 tỷ USD cho Nga.

putin_vpqy.jpg
Tổng thống Nga Putin sẽ dùng biện pháp pháp lý nếu Ukraine không trả số tiền vay của Nga. Ảnh AFP

Ukraine từ thời Tổng thống Viktor Yanukovych năm 2013 vẫn còn nợ khoản tiền sắp đáo hạn vào tháng 12 này. Thủ tướng Nga Medvedev trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí ngày 9/12 nhấn mạnh, ông nghĩ rằng Nga và Ukraine “không còn cơ hội” để đi đến thỏa thuận giải quyết số nợ nói trên.

Tuy nhiên, Ukraine vẫn tỏ ra cứng rắn trước khả năng bị Nga kiện. Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk nhấn mạnh, Ukraine sẵn sàng đáp trả nếu Nga sử dụng biện pháp pháp lý. “Nếu Nga kiện, chúng tôi sẵn sàng chiến đấu với Nga trước tòa”, ông Yatsenyuk tuyên bố.

>> Xem thêm: Thế giới 24h: Nga- Ukraine lại đôi co vì khoản “nợ khó trả” của Kiev

Trong một diễn biến khác, ngày 11/12, Nga và Mỹ đã “khẩu chiến” kịch liệt tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, khi 2 bên cáo buộc lẫn nhau về tình hình xung đột tại Ukraine.

Phía Mỹ đã cáo buộc Nga cản trở những giải pháp cho cuộc xung đột đã kéo dài 2 năm qua tại miền Đông Ukraine. Trong khi, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin nói rằng “Mỹ đang đóng vai trò phá hoại” tại Ukraine. 

2. Tạp chí danh tiếng Time ngày 9/12 công bố Thủ tướng Đức Angela Merkel được bầu là Nhân vật của năm 2015.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã vượt qua 7 nhân vật khác để trở thành nhân vật của năm do TIME bình chọn, trong số đó bao gồm Tổng thống Nga Valdimir Putin, Tổng thống Iran Hassan Rouhani, thủ lĩnh tổ chức khủng bố IS (Nhà nước Hồi giáo tự xưng) Abu Bakr al-Baghdadi, và cả ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump…

Thủ tướng Đức Angela Merkel (Ảnh: Reuters).
Tạp chí Time đã ca ngợi bà Merkel vì tài tri của bà trong việc đưa EU thoát khỏi các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng như nợ công Hy Lạp, làn sóng người tị nạn ở Trung Đông và Bắc Phi tràn san châu Âu và cuộc chiến chống IS.

3. Từ ngày 30/11 đến hôm nay 12/12, Hội nghị quốc tế về Biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21) được tổ chức tại Paris, Pháp. Các nhà lãnh đạo thế giới đã bàn luận, thương lượng để đưa kinh tế toàn cầu thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. 

Tín hiệu tích cực tại Hội nghị năm nay là gần như tất cả các nhà lãnh đạo đến dự hội nghị Paris đều đã vạch ra kế hoạch quốc gia chống biến đổi khí hậu sau năm 2020.

Từ trái qua phái: Tổng thống Pháp Hollande, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius và Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon tại Hội nghị COP21 (Ảnh AP).

Mặc dù Hội nghị đã phải kéo dài thời gian hơn dự kiến, song những thời khắc cuối cùng của COP 21 diễn ra hết sức căng thẳng, khi mà các cuộc đàm phán kéo dài thâu đêm và các bên đều nỗ lực song chưa thể chắc chắn bản thỏa thuận cuối cùng liệu có được đánh giá là một bước tiến lịch sử hay không.

Đến thời điểm này, có thể chắc chắn rằng COP 21 sẽ cho ra đời thỏa thuận Paris – một thỏa thuận lịch sử thay thế Nghị định thư Kyoto vào năm 2020. Bởi nếu không đạt được một văn bản cuối cùng sau gần hai tuần họp thì sẽ là thất bại nặng nề không chỉ với COP 21 mà với toàn bộ nỗ lực chung của toàn cầu trước những tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu.

>> Xem thêm: Bất đồng vẫn chồng chất trong ngày cuối cùng của Hội nghị COP21

4. Ngày 12/12, Saudi Arabia đã tiến hành cuộc bầu cử địa phương đầu tiên có sự tham gia của các cử tri và ứng cử viên là phụ nữ.
Phụ nữ Saudi Arabia lần đầu tiên tham gia bầu cử (Ảnh AFP).
 

Các phòng bỏ phiếu mở cửa vào khoảng 8h sáng (theo giờ địa phương). Có hơn 1.200 điểm bỏ phiếu ở 284 thành phố trên cả nước, trong đó có hơn 400 điểm dành riêng cho phụ nữ.

Quyết định cho phép phụ nữ tham gia bầu cửđược chính quyền Saudi Arabia đưa ra hồi cuối tháng 8 vừa qua, theo đó lần đầu tiên phụ nữ tại Vương quốc Hồi giáo Arab này được tham gia bỏ phiếu và ứng cử vào các hội đồng địa phương.

5. Tuần qua, ứng viên Tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng hòa, tỷ phú Donald Trump, lại gây "rúng động" dư luận thế giới, khi lên tiếng kêu gọi "đóng cửa hoàn toàn" đối với những người Hồi giáo muốn nhập cảnh vào Mỹ.

Ứng viên Tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng hòa, tỷ phú Donald Trump (Ảnh AP).
Cộng đồng người Hồi giáo ở Mỹ hôm 8/12 đã lên án phát biểu của tỷ phú Donald Trump cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ. Nhiều người cho biết họ cảm thấy bị tổn thương sau khi nghe phát biểu đó. Nhiều ý kiến cho rằng, khủng bố không đại diện cho bất kỳ tôn giáo nào và người Hồi giáo là một phần của nước Mỹ.

Nhóm vận động của ông Trump biện minh cho việc phân biệt đối xử này bằng cách tuyên bố nhiều bộ phận dân cư Hồi giáo “mang lòng hận thù lớn đối với người Mỹ”.

6. Từ 7-14/12/2015, Mỹ đã điều máy bay trinh sát P8 Poseidon tới Singapore trong khuôn khổ thỏa thuận giữa 2 bộ trưởng quốc phòng 2 nước. 

Trong một tuyên bố chung sau cuộc họp tại Washington hôm thứ Hai 7/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen hoan nghênh việc triển khai các máy bay trinh sát Poseidon tại Singapore.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen ký Thỏa thuận hợp tác quốc phòng (Ảnh Asia Channel).
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng nói rằng Singapore đã đồng ý việc triển khai P8 “luân phiên”, và tuyên bố thêm rằng, tiếp tục triển khai P8 là thêm một bước “cụ thể hóa” các cam kết của Washington về việc hoạt động như một lực lượng gìn giữ sự ổn định ở châu Á.
Động thái của Mỹ triển khai máy bay trinh sát ở đảo quốc Singapore được cho là để đáp trả các hành động trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông.