the_gioi1_rqhn.jpg
Ngày 29/11, Triều Tiên tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15 mới, "có tầm bắn bao phủ hoàn toàn lục địa Mỹ"; đồng thời cho rằng việc hoàn thiện sức mạnh hạt nhân của quốc gia là sứ mệnh lịch sử vĩ đại. Ảnh: KCNA.
Theo tuyên bố của Bình Nhưỡng, tên lửa Hwasong-15 là tên lửa mạnh nhất từ trước tới nay của nước này, đã bay 950km trong 53 phút và đạt đến độ cao 4.475km. Ảnh: KCNA.
Theo các chuyên gia, tên lửa Hwasong-15 ước tính có tầm bắn lên tới 13.000 km và cũng bay lâu hơn đáng kể so với hai lần thử trước: 37 phút hôm 4/7 và 47 phút hôm 28/7. Với tầm bắn mới, tên lửa của Bình Nhưỡng hoàn toàn có thể nhằm tới Washington D.C. Ảnh: KCNA.
Động thái này của Triều Tiên đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của cộng đồng quốc tế. Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-In trong cuộc điện đàm cho rằng vụ phóng tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên là mối đe dọa toàn cầu nghiêm trọng. Ảnh: KCNA.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đánh giá động thái của Triều Tiên là mang tính "quá khích" và "không thể dung thứ", đồng thời cảnh báo sẽ tăng cường sức ép đối với nước này.  Ảnh: KCNA.
Trung Quốc cũng tuyên bố phản đối vụ phóng tên lửa này và kêu gọi Triều Tiên kiềm chế không có thêm bất cứ hành động gây căng thẳng nào. Nga lên án vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên là hành động khiêu khích. Ảnh: KCNA.

Ngày 1/12, đoàn đàm phán của Chính phủ Syria thông báo rút khỏi hòa đàm do Liên Hợp Quốc bảo trợ tại Geneva, Thụy Sĩ và có thể sẽ không quay trở lại vào tuần tới với lý do phe đối lập không đồng ý để Tổng thống Bashar al-Assad giữ bất kỳ vai trò gì trong chính phủ chuyển tiếp. Ảnh: Reuters.
Người đứng đầu phái đoàn chính phủ Syria ông Bashar al-Jaafari gọi yêu cầu của phe đối lập là “vô trách nhiệm, khiêu khích và chừng nào còn tồn tại tuyên bố này điều đó có nghĩa là không thể thúc đẩy đàm phán tiến về phía trước trong bất kỳ cuộc đối thoại trực tiếp nào”. Ảnh: Reuters.
Hải quân Argentinangày 30/11 tuyên bố kết thúc chiến dịch tìm kiếm người sống sót trong vụ tàu ngầm ARA San Juan, chở 44 thủy thủ, mất tích trên Đại Tây Dương. Người phát ngôn hải quân Argentina Enrique Balbi cho biết: “Số ngày quyết định khả năng cứu người thành công đã được tăng gấp đôi so với thông thường. Dựa trên tình hình thực tế, chúng tôi quyết định dừng công tác cứu hộ”. Ảnh: EPA.
Tuy nhiên, người phát ngôn hải quân Argentina cũng nhấn mạnh, mặc dù không thể xác định được số phận thủy thủ đoàn của con tàu xấu số trên, song lực lượng chức năng sẽ vẫn tìm kiếm các mảnh vỡ của con tàu trên nhằm tìm kiếm câu trả lời cho sự biến mất bí ẩn của thủy thủ đoàn và con tàu định mệnh. Quyết định này của Bộ Quốc phòng Argentina được cho là công bố gián tiếp việc 44 thủy thủ tàu ngầm ARA San Juan đã hy sinh. Ảnh: EPA.
Ngày 30/11, hàng loạt tờ báo lớn loan tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc phương án thay thế Ngoại trưởng Rex Tillerson bằng Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương (CIA) Pompeo. Tuy nhiên, Nhà Trắng cùng Bộ Ngoại giao Mỹ và sau đó là đích thân ông Trump đã lên tiếng bác bỏ thông tin này. Ảnh: Getty.
Cũng liên quan đến nước Mỹ, ngày 1/12, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Flynn đã nhận tội nói dối FBI về các liên hệ với Nga. Như vậy, ông Flynn đã trở thành thành viên đầu tiên trong chính quyền của Tổng thống Trump thừa nhận phạm phải một tội bị phanh phui trong cuộc điều tra đặc biệt về các cáo buộc Nga nỗ lực tác động đến bầu cử Mỹ 2016 và cấu kết với các trợ lý của ông Trump. Ảnh: Reuters.
Ông Surin Pitsuwan, cựu Ngoại trưởng Thái Lan và cựu Tổng thư ký ASEAN đã qua đời vì nhồi máu cơ tim vào hôm 30/11 ở tuổi 68. Ông Surin gục xuống khi đang chuẩn bị phát biểu tại Hội đồng Halal Thái Lan 2017 ở Bitec, Bang Na. Ông được đưa gấp tới bệnh viện Ramkhamhaeng. Các bác sĩ sau đó xác định ông đã tử vong. Ảnh: Nikkei.
Sau gần 3 ngày đóng cửa do tro bụi từ núi lửa Agung phun trào có thể gây nguy hiểm cho các chuyến bay, chiều 29/11, sân bay quốc tế trên đảo Bali, Indonesia đã được mở cửa trở lại, khi gió đổi chiều cũng thổi bay tro bụi núi lửa khỏi khu vực này. Ảnh: Reuters.
Trước đó, nhà chức trách Indonesia đã cảnh báo núi lửa Agung sẽ phun trào mạnh bất cứ lúc nào và ngày 27/11 đã nâng cảnh báo lên mức cao nhất, đồng thời xúc tiến sơ tán dân quy mô lớn. Khoảng 40.000 người sống quanh ngọn núi này đã tự nguyện rời khỏi nhà, trong khi 100.000 người khác cũng được lệnh sẵn sàng sơ tán. Ảnh: Reuters./.