Điểm tích cực là họ chào đón Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã từ bỏ quan điểm rằng  Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã “lỗi thời” và đang không ngừng ca ngợi liên minh quân sự lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo châu Âu cũng đang cảm thấy không thoải mái với yêu cầu đóng góp nhiều hơn của nước Mỹ.

trump_reuters_kdmx.jpg
Ông Trump được cho là sẽ "vừa đấm, vừa xoa" NATO tại hội nghị thượng đỉnh ngày 24-25/5. Ảnh: Reuters.

2% GDP

Các đồng minh châu Âu trong NATO của Mỹ đã từng hoang mang trước những tuyên bố khi vừa lên nhậm chức của Tổng thống Donald Trump. Đó là những dòng bình luận trên mạng Twitter của Tổng thống Mỹ rằng nước này sẽ xem xét lại các cam kết nếu các nước châu Âu không tăng chi tiêu quốc phòng và đóng góp nhiều hơn vào ngân sách của khối.

Ông chủ Nhà Trắng cũng cảm thấy NATO nên dành nhiều tâm sức hơn cho mặt trận chống khủng bố. Và để ngăn chặn khả năng xấu đó, các nước châu Âu đang phải cố gắng cho thấy nỗ lực tăng chi tiêu quốc phòng- hoặc ít nhất, gây ấn tượng với việc tung ra các số hấp dẫn hơn. NATO cũng đang phô diễn các hoạt động chống khủng bố của mình.

Việc tăng ngân sách quốc phòng đã được các nước thành viên NATO thống nhất năm 2014 tại hội nghị ở Wales. Kế hoạch là khối sẽ dành 2% tổng sản lượng kinh tế vào năm 2024 cho lĩnh vực an ninh. Nhưng vấn đề là Tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ không đủ kiên nhẫn để đợi tới cái mốc 2024 để thấy cán cân trách nhiệm được phân bổ lại trong NATO.

Kết quả là Thượng đỉnh NATO bị ấn tượng là nơi châu Âu muốn làm vừa lòng Mỹ. Dư luận cũng dễ có cảm giác rằng châu Âu đang “bị ép” trong tình huống mới này. Hoặc thay vì để người khác đánh giá mình, châu Âu có thể tự tin thể hiện với Mỹ rằng chính các đồng minh ở Cựu lục địa mới đóng góp chính cho an ninh và ổn định của không gian xuyên Đại Tây Dương.

Thực tế, trước khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ, chi tiêu quốc phòng của châu Âu đã bắt đầu tăng. Dĩ nhiên, xu hướng này không diễn ra ở mọi nơi, hoặc không giống với những gì được kỳ vọng.

Nhưng phải nói rằng xem xét việc chia sẻ gánh nặng dựa vào mức chi tiêu quốc gia xem ra là việc đơn giản hóa quá mức vấn đề. Tiêu chuẩn này bỏ qua khá nhiều cách thức khác mà các thành viên NATO chia sẻ các gánh nặng, đồng thời không quan tâm các yếu tố chính trị và địa chiến lược giới hạn mức chi tiêu quốc phòng của các thành viên.

Tiêu chuẩn của châu Âu

Trong số các nước thành viên châu Âu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), chỉ có 4 nước là Estonia, Ba Lan, Hy Lạp và Anh đã đạt được mục tiêu chi 2% GDP cho hoạt động quân sự.

Nhưng không thể vì thế mà bỏ qua các đóng góp quan trọng của các thành viên khác vào công việc chung.

Ví dụ, Nauy đang trong quá trình nâng cấp năng lực tác chiện với một loạt vũ khí công nghệ cao gồm máy bay tàng hình F-35S, máy bay trinh sát hàng hải P-8 hay 4 tàu ngầm mới để thay thế cho hạm đội hiện tại. Những thiết bị này sẽ giúp NATO giám sát khu vực Bắc Đại Tây Dương. Nhưng xét tiêu chí 2% như vậy là chưa đủ vì quốc gia Bắc Âu này mới dùng có 1.5% GDP cho chi tiêu quốc phòng.

Vấn đề cũng lặp lại ở Lithuania, nơi NATO mới triển khai một tiểu đoàn tới đây. Quốc gia Baltic này cũng đã chi 100 triệu euro cho bộ phận nguồn của Hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tại Nauy.

“Vấn đề đặt ra ở đây không phải là chi bao nhiêu tiền mà là hiệu quả của việc chi tiêu như thế nào”. Rachel Rizzo và Jim Townsend, hai nhà nghiên cứu của Chương trình An ninh Xuyên Đại Tây Dương, thuộc trung tâm An ninh Mỹ mới kết luận trong một bài viết mới đây.

Bên cạnh đó, sự quan tâm của châu Âu cũng không chỉ tập trung vào khía cạnh quân sự hóa để giải quyết các vấn đề an ninh. Nhiều năm qua, khu vực này trải qua những làn sóng nhập cư khổng lồ. Điều này khiến các đảng cực hữu và dân túy trỗi dậy, cũng như sự đổ vỡ niềm tin giữa tầng lớp tinh hoa lãnh đạo với người dân. Vậy nên, ưu tiên lúc này phải là giải quyết sự bất bình của người dân châu Âu - những người chịu thiệt hại do toàn cầu hóa, thương mại và nhập cư. Sẽ chả ai tin rằng tăng chi quốc phòng sẽ giúp giải quyết những vấn đề hiện tại.

Các lãnh đạo châu Âu cũng có những nguyên tắc khi xem xét vấn đề quốc phòng trong tổng thể ngân sách quốc gia. Họ phải cân nhắc giữa các yêu cầu của NATO và bổn phận của một thành viên EU.

Ví dụ, Hiệp ước Bình ổn và Tăng trưởng của EU yêu cầu các nước duy trì thâm hụt ngân sách dưới 3% GDP. NATO, trong khi đó, lại buộc các thành viên đáp ứng mục tiêu 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng. Lựa chọn nghiêng về bên nào cũng có nghĩa thành bại trong cuộc bầu cử tới.

Châu Âu đang muốn phản biện lại những tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Họ cho rằng cần phải có quan điểm rộng hơn về an ninh. Đó không chỉ là lĩnh vực quốc phòng, mà là tổng hợp của ổng định và hợp tác phát triển. Cả hai yếu tố này đều đóng góp vào an ninh nhưng lại không hiện ra trong các hóa đơn chi tiêu quân sự. Dẫn chứng được đưa ra là việc các cố vấn quân sự Mỹ đã chỉ trích quyết định cắt giảm viện trợ nước ngoài mà Tổng thống Donald Trump đề xuất.

Châu Âu cũng muốn được ghi nhận những cách tiếp cận phi quân sự để giải quyết gốc rễ của chủ nghĩa khủng bố. Tại Afghanistan, bên cạnh các chiến dịch quân sự, NATO cũng tập trung vào ổn định và tái thiết qua chương trình giáo dục đào tạo cho cộng đồng địa phương./.