Tổng thống Philippines Benigno Aquino (trái) tại cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe(Ảnh: Reuters) |
1. Philippines - Nhật Bản tăng cường quan hệ để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông
Ngày 2/6, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã có chuyến thăm đến Nhật Bản với mục tiêu củng cố quan hệ quốc phòng song phương nhằm kiềm chế Trung Quốc trên Biển Đông.
Trước chuyến thăm Nhật Bản, Tổng thống Benigno Aquino nhấn mạnh với báo chí Philippines: “Cần giải quyết vấn đề chủ quyền bằng luật pháp. Lập trường của Philippines và Nhật Bản có sự tương đồng khi Nhật Bản và Trung Quốc đang có tranh chấp trong vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Manila trông đợi Tokyo sẽ có bước đi thống nhất cùng nhau trong tương lai”.
Trong cuộc hội đàm ngày 4/6, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Philippines Benigno Aquino cùng thể hiện “quan ngại sâu sắc” về hành động cải tạo rầm rộ các bãi đá phi pháp trên Biển Đông của Trung Quốc.
Ông Aquino bày tỏ hy vọng, vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết thông qua các nỗ lực ngoại giao. Trong khi đó, ông Abe nhấn mạnh: “Tôi chia sẻ mối quan ngại sâu sắc về những hành động đơn phương làm thay đổi hiện trạng [trên Biển Đông] thông qua việc cải tạo đảo và xây dựng căn cứ tại đó”.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 5/6 cho biết, nước này đã sẵn sàng để bắt đầu đàm phán với Nhật Bản về việc cho phép máy bay quân sự và tàu hải quân Nhật sử dụng căn cứ ở Philippines để tiếp nhiên liệu.
Các chuyên gia nhận định, việc này có thể sẽ giúp quân đội Nhật Bản mở rộng phạm vi hoạt động của họ tại Biển Đông.
Trước đó, ngày 4/6, ông Aquino cũng đã ký một thỏa thuận trị giá 103 triệu USD để mua 10 chiếc tàu tuần tra của Nhật Bản. Số tiền này sẽ được Tokyo cung cấp cho Manila dưới dạng các khoản vay với lãi suất thấp.
Mỹ- Nhật- Philippines quyết chặn mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông
VOV.VN- Trong chuyến công du lần thứ 6 tới Nhật của mình, Tổng thống Philippines Aquino đã chỉ trích việc Trung Quốc áp đặt chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Con tàu Ngôi sao phương Đông được trục vớt sau khi bị lật úp hôm 1/6 (Ảnh: Tân Hoa xã) |
Trong số 456 người có mặt trên con tàu này, cho đến nay mới chỉ có 14 người may mắn sống sót. Sau nhiều nỗ lực cứu hộ khẩn trương nhằm tìm kiếm nạn nhân, ngày 5/6, Trung Quốc đã tiến hành lật ngửa lại con tàu và nâng nó lên sau khi không còn hy vọng tìm thấy người sống sót.
Tính đến sáng 7/6, đã có 406 thi thể nạn nhân được tìm thấy và hiện vẫn còn 36 người mất tích.
Hiện lực lượng cứu hộ Trung Quốc đang mở rộng phạm vi tìm kiếm khoảng 1.300km dọc theo sông Trường Giang với hy vọng tìm thấy những người vẫn còn mất tích. Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc ngày 6/6 đã yêu cầu cơ quan quản lý giao thông thủy, các công ty vận tải và thuyền bè phối hợp tìm kiếm những người còn mất tích trong phạm vi từ Thạch Thủ, tỉnh Hồ Bắc - nơi con tàu bị chìm đến hạ lưu sông Wusong ở Thượng Hải.
Con tàu Ngôi sao phương Đông có trọng tải 2.200 tấn đang chở 456 người trong hành trinh kéo dài 11 ngày dọc theo con sông lớn nhất của Trung Quốc. Nó đã bị lật úp bởi một cơn lốc xoáy gần Thạch Thủ, tỉnh Hồ Bắc vào đêm 1/6.
Giới chức Trung Quốc khẳng định, tàu Ngôi sao phương Đông hoạt động gần 20 năm, có thể chở tới 534 người và đã được kiểm định còn đủ khả năng chở khách tới ngày 25/4/2016.
Tuy nhiên, thân nhân của các nạn nhân đang đặt câu hỏi: tại sao hầu hết những người sống sót là thủy thủ đoàn, một số yêu cầu được biết vì sau con tàu này không neo đậu khi có báo bão và tại sao thuyền trưởng cũng như thủy thủ đoàn có thời gian mặc áo phao nhưng không rung chuông báo động.
Vụ chìm tàu Ngôi sao phương Đông là vụ tai nạn đường thủy nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc trong gần 7 thập kỷ qua. Trước đó là vụ chìm tàu SS Kiangya ngoài khơi thành phố Thượng Hải vào năm 1948 được cho là làm 2.750 đến 4.000 người chết.
Chùm ảnh: Đã nâng con tàu bị lật ở Trung Quốc, vớt được 331 thi thể
Lâu đài Schloss Elmau, nơi tổ chức Hội nghị G7 (Ảnh: ABC News) |
Trong bối cảnh thỏa thuận hòa bình Minsk lần thứ 2 đang trên đà đổ vỡ, chính phủ Ukraine ngày 6/6 đã hối thúc phương Tây tăng cường hỗ trợ vũ khí để đối phó với cái mà nước này cho là “cuộc tấn công từ nước Nga”.
Các nhà lãnh đạo G7 dự kiến sẽ nhân cơ hội này để duy trì sức ép đối với Nga xung quanh cuộc xung đột ở miền đông Ukraine.
Theo BBC, Đức, Anh và Mỹ muốn đạt được một thỏa thuận để hỗ trợ cho bất cứ quốc gia thành viên Liên minh châu Âu nào muốn tiếp tục ủng hộ các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow vốn đang làm cho kinh tế Nga bị thiệt hại.
Phương Tây đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở các nước Đông Âu để đáp trả lại sự can thiệp của Nga vào Ukraine.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin hôm 6/6 đã nói rằng Nga ‘không phải là một mối đe dọa’ và nước này ‘có nhiều thứ khác phải lo’.
Nóng cuộc “so găng” giữa ông Obama và Putin trước thềm G7
Binh sĩ Ukraine tại miền Đông (Ảnh: Reuters) |
4. Thỏa thuận hòa bình Minsk 2 trước nguy cơ đổ vỡ
Tình hình tại miền Đông Ukraine trong những ngày qua đang xấu đi với các cuộc xung đột đang có chiều hướng bùng phát trở lại.
Các nhân chứng cho biết, trong ngày ngày 6/6 đã nghe thấy rất nhiều tiếng nổ tại khu vực sân bay và nhà ga của Donetsk và các khu vực lân cận. Theo Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu, cường độ các vụ xung đột đang gia tăng chưa từng có kể từ khi lệnh ngừng bắn đạt được hồi tháng 2 vừa qua, đồng thời nhấn mạnh, cả phía quân đội chính phủ và phe đối lập tại Ukraine đều phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng leo thang hiện nay.
Trong bối cảnh thỏa thuận hòa bình Minsk lần thứ 2 đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ, những ngày qua, chính phủ Ukraine không ngừng kêu gọi phương Tây hỗ trợ vũ khí để đối phó với cái mà nước này cho là sự tấn công từ nước Nga.
Một động thái mới đây của Ukraine được cho là "đổ thêm dầu vào lửa" khi Quốc hội Ukraine vừa thông qua Luật Quốc gia sửa đổi, cho phép “các lực lượng vũ trang nước ngoài vào lãnh thổ Ukraine”. Luật này còn đề cập tới một loạt các loại vũ khí sát thương của nước ngoài có thể được đưa vào Ukraine.
Phản ứng trước động thái này của Ukraine, Moscow cho rằng Kiev đã cố tình khiêu khích một cuộc xung đột mới nhằm gây áp lực cho châu Âu về việc gia tăng trừng phạt Nga.
Ukraine cho lính nước ngoài vào đánh thuê ở miền Đông
Một nhân viên y tế đi qua một khu vực chữa trị bệnh nhân MERS ở Seoul, Hàn Quốc (ảnh: Tân Hoa xã) |
5. Hội chứng suy hô hấp cấp vùng Trung Đông tấn công Hàn Quốc
Ngày 6/6, Hàn Quốc đã xác nhận thêm 9 ca nhiễm virus gây Hội chứng suy hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS), nâng tổng số ca mắc bệnh tại nước này lên 50 người.
Cho đến nay, giới chức Hàn Quốc vẫn khẳng định, dịch chưa lây ra cộng đồng vì số người bị nhiễm này trước đó đều đã được cách ly. Những bệnh nhân mới thuộc nhóm 1.160 người được cách ly sau khi phơi nhiễm với virus tại 3 bệnh viện khác nhau. Một quan chức Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết, có 1 cặp vợ chồng đã khỏi bệnh và được xuất viện hôm 5/6 và hai bệnh nhân khác cũng đang chờ được ra viện.
Dịch MERS xuất hiện ở Hàn Quốc kể từ khi một người đàn ông trở về từ Saudi Arabia được chẩn đoán nhiễm bệnh. Cho đến nay đã có 4 ca tử vong do MERS tại Hàn Quốc.
Dịch MERS cũng đã buộc hàng trăm trường học tại Hàn Quốc phải đóng cửa, hàng nghìn người hủy kế hoạch đi du lịch và nhiều ngành kinh doanh gặp khó khăn do mọi người được khuyến cáo tránh đến nơi đông người.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết sẽ cử một nhóm chuyên gia đến Hàn Quốc để thu thập thông tin về dịch bệnh và cho rằng chưa có “bằng chứng về lây nhiễm liên tục trong cộng đồng”.