1. Mỹ-Cuba khôi phục quan hệ và triển vọng sau khi mở Đại sứ quán
24_gio_1_wlxa.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Castro trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia châu Mỹ hôm 11/4 ở Panama. (Ảnh: AFP)

Trong một tuyên bố được đưa ra vào tối 1/7 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, Mỹ và Cuba đã nhất trí khôi phục quan hệ ngoại giao và mở cửa lại Đại sứ quán tại thủ đô mỗi nước.

Phát biểu tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama cho biết, Mỹ sẽ tổ chức lễ thượng cờ tại Đại sứ quán ở thủ đô Havana trong mùa hè năm nay. Nghi lễ này không đơn thuần mang tính hình thức mà trên thực tế sẽ đánh dấu sự thay đổi tích cực trong quan hệ giữa Mỹ và Cuba. 

Ông Obama nhấn mạnh, chỉ cách đây một năm, việc quốc kỳ Mỹ có thể một lần nữa tung bay tại Cuba dường như là điều bất khả thi.

“Đây là một bước tiến lịch sử hướng tới việc bình thường hóa các mối quan hệ với Chính phủ và người dân Cuba, bắt đầu một chương mới trong mối quan hệ giữa Mỹ với các nước láng giềng ở châu Mỹ”, ông Obama nói.

Trước thông tin này, người dân Cuba bày tỏhoan nghênh đồng thời hy vọng việc thiết lập đại sứ quán tại mỗi nước của nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân hai nước.

Theo tuyên bố trên, các bên sẽ mở cửa trở lại đại sứ quán vào ngày 20/7 tới. Sau sự kiện này, dự kiến ​​sẽ thu hút hàng trăm ngàn khách du lịch Mỹ đến thưởng thức trái cây, những bãi cát trắng, thành phố thuộc địa, xì gà, rượu rum, và những chiếc xe cổ điển của Mỹ trên đường phố Cuba.

Một du khách người Anh nói: "La Habana là tuyệt vời và quyến rũ và tôi mong muốn trở lại đó. Cuba vẫn giữ được nét duyên dáng và độc đáo không giống với những nơi khác trên thế giới”.

>> Xem:Cờ Mỹ xuất hiện khắp nơi trên phố thủ đô Cuba

2. Diễn biến Hy Lạp
Thủ tướng Đức Merkel tại phiên họp Quốc hội bàn về khủng hoảng nợ Hy Lạp 1/7 (ảnh: AP)

Ngày 1/7, tại phiên họp Quốc hội Đức, nhiều ý kiếnủng hộ giữ Hy Lạp lại Eurozone, coi đây là giải pháp tối ưu nhất hiện nay cho cả 2 phía.

3. Điểm nóng Ukraine
Tổng thống Ukraine Poroshenko đau đầu khi vấn đề của Kiev không còn được EU quan tâm (ảnh: AFP)

Cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạpđang nhấn chìm giấc mộng gia nhập EUcủa Ukraine khi khối này ngày càng khó chịu với đòi hỏi “cứu trợ” từ phía Kiev.

Ngày 30/6, Ukraine đã có cuộc đàm phán căng thẳng với Quỹ tiền tệ quốc tế và các chủ nợ tại Washington, Mỹ. Ukraine đã yêu cầu các chủ nợ quốc tế chấp nhận giảm 40% số nợ hoặc cắt bớt đi 23 tỷ USD trong tổng số nợ hơn 50 tỷ USD của Ukraine, tuy nhiên không nhận được sự đồng tình từ các chủ nợ.

Nếu không có tiến triển gì tại cuộc đàm phán này, Ukraine có thể tuyên bố tạm ngừng hoạt động trả nợ, tiến tới việc “vỡ nợ” một cách toàn diện. Thực tế đang đẩy “giấc mộng” gia nhập EU của Ukraine trở nên xa vời khi The Economist ngày 30/6 đánh giá người dân Ukraine nghèo hơn cả giai đoạn trước khi Liên Xô sụp đổ.

Trong khi đó,Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine.Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga hôm 1/7 chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine sau khi hai bên không đạt được thỏa thuận về giá bán.

Theo truyền thông Nga, Gazprom bắt đầu đóng các van cung cấp khí đốt vào sáng nay sau khi tuyên bố Ukraine chưa thanh toán tiền khí đốt cho tháng 7.

4. Trung Quốc tự tạo hành lang pháp lý để bành trướng ở Biển Đông
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc gần xây xong đường băng dài 3.000 m trên bãi đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa (ảnh: Reuters)

Ngày 1/7, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Luật An ninh quốc gia mới.

Đây là lần đầu tiên sau 20 năm Trung Quốc ban hành Luật An ninh Quốc gia mới, nhằm tự tạo hành lang pháp lý cho những động thái quân sự của mình.

Trong khi đó ngoài biển khơi, Trung Quốc sắp hoàn tất đường băngtrên một đảo thuộc Trường Sa.

Ảnh vệ tinh ngày 28/6 của Mỹ cho thấy Trung Quốc gần xây xong đường băng dài 3.000m trên bãi đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa.

Reuters dẫn lời các chuyên gia an ninh Mỹ, đường băng này đủ độ dài để phục vụ các máy bay quân sự của Trung Quốc.

Những bức ảnh vệ tinh mới nhất này được công bố trong chương trình Sáng kiến minh bạch hóa hàng hải châu Á (AMTI) của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế trụ sở tại Washington.

5. IS tiếp tục hăm dọa ở Trung Đông
IS đe doạ đưa dải Gaza vào vùng ảnh hưởng (ảnh: Getty)

Tổ chức IS vừa công bố đoạn băng video với nội dungđe dọa biến dải Gaza của Palestine thành khu vực chịu ảnh hưởngcủa tổ chức này.

Theo truyền hình Aljazeera, đoạn băng được ghi âm từ đại bản doanh của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria từ hôm 30/6, trong đó cáo buộc Phong trào Hồi giáo Hamas đang kiểm soát dải Gaza về cái gọi là sự thiếu nghiêm túc trong việc thực thi luật Sharia của Hồi giáo.

Bên cạnh đó, nhóm Nhà nước Hồi giáo cũng đe doạ sẵn sàng “nhổ bỏ gốc rễ của Nhà nước Do Thái” (tức Israel), theo ý nguyện của Thánh Allah. 

Trong bối cảnh 3 vụ tấn công rúng động mới đây ở Pháp, Tunisia, và Kuwait, người ta cũng đặt dấu hỏi về khả năng IS sẽ tiến hành tấn công khủng bố đối với Mỹ vào ngày Quốc khánh của nước này. Cả Bộ Quốc phòng, Cục Điều tra Liên bang và Bộ An ninh Nội địa của Mỹ đều cảnh báo ở các mức độ khác nhau về khả năng như thế.

Ở Tunisia,vẫn có nghi phạm chạy thoáttrongvụ tấn công khủng bố (liên quan đến IS) nhằm vào khách sạn Marhaba Palace khiến 38 người thiệt mạng, trong đó đa phần là khách người Anh.

Theo thông tin từ nhà chức trách Tunisia, hiện giới chức nước này vẫn đang săn tìm 2 kẻ tình nghi khác. 2 đối tượng này được cho là đã được các phần tử thánh chiến Hồi giáo được huấn luyện tại quốc gia láng giềng Libya.

6. Indonesia dừng tìm kiếm các nạn nhân trong vụ rơi máy bay
Lính cứu hỏa và lực lượng an ninh cố dập tắt ngọn lửa quanh xác chiếc máy bay vận tải quân sự Indonesia (ảnh: Reuters)

Quân đội Indonesia ngày 2/7 cho biết sẽdừng tìm kiếmcác nạn nhân trong vụ máy bay quân sự Hercules C-130B chở 122 hành khách đâm xuống khu vực dân cư tại thành phố phía bắc Medan ngay sau khi cất cánh. 

Theo người phát ngôn quân đội Indonesia Fuad Basya, lực lượng cứu hộ không tìm thêm thấy bất cứ thi thể nào từ ngày hôm qua và có thể hoàn thành hoạt động tìm kiếm và cứu hộ trong ngày 2/7.

Ông Basya xác nhận có 135 người thiệt mạng, mặc dù truyền thông Indonesia thông báo có ít nhất 141 thi thể đã được tìm thấy./.