Quyết định này của ông Berlucsconi được đưa ra một ngày sau khi Thủ tướng Enrico Letta kêu gọi một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội.
Trước đó, Nội các Italy cũng đã thất bại trong việc tìm kiếm sự nhất trí về các biện pháp tài chính quan trọng, giúp đưa thâm hụt ngân sách quốc gia theo giới hạn của Liên minh châu Âu, khiến liên minh cầm quyền vốn đã lỏng lẻo này đứng trên bờ vực sụp đổ.
Ông Berlucsconi cho rằng, quyết định của Thủ tướng đã đóng băng các hoạt động của chính phủ, vi phạm nghiêm trọng các thỏa thuận thành lập chính phủ.
Ông Letta sẽ phải dối phó như thế nào với cuộc khủng hoảng chính trị tai Italy? (Ảnh RAI) |
Thủ tướng Letta ngay lập tức lên tiếng cáo buộc ông Berlucsconi “ nói dối” người dân Italy và sử dụng vấn đề thuế bán hàng như một bào chữa cho hành động cá nhân của mình. Quyết định rút các vị trí Bộ trưởng khỏi Nội các của ông Berlucsconicó thể dẫn đến một cuộc bầu cử hay thành lập một chính phủ liên minh mới. Điều này làm dấy lên làn sóng bất bình của người dân Italy.
Những người dân tại Roma chia sẻ: “ Đây là một thảm họa đối với đất nước. Điều này lại một lần nữa cho thấy đảng này không quan tâm đến số phận của đất nước”.“ Hãy hi vọng rằng họ ít nhất sẽ cố gắng kiểm soát để thành lập một chính phủ, tiến hành các cải cách bầu cử. Sau đó chúng tôi sẽ đi bỏ phiếu cho ít nhất là sự ổn định quốc gia”.Ngay sau quyết định của lãnh đạo đảng Nhân dân tự do, một số lực lượng đối lập kêu gọi bầu cử sớm. Tuy nhiên, Thứ trưởng Kinh tế Italy Stefano Fassina cho rằng một liên minh mới sẽ được thành lập.Hiện giờ, các cuộc thương thuyết sẽ được bắt đầu để tìm ra một đa số trong Quốc hội, nhằm ủng hộ nội các mới và tránh phải tiến hành một cuộc bầu cử khác, 7 tháng sau cuộc bỏ phiếu gần đây nhất.
Theo giới quan sát, Thủ tướng Letta hiện đang chiếm đa số tại Hạ viện. Nếu ông Lettacó thể nhận được sự ủng hộ từ một số Thượng nghị sĩ thuộc đảng Nhân dân tự do hay các nhóm đối lập như Phong trào 5 sao, ông có thể đứng ra thành lập một chính phủ mới.
Tổng thống Italy Giorgio Napolitano cũng đưa ra các dấu hiệu cho thấy không muốn đất nước tiến hành bầu cử. Theo ông Napolitano, Italy cần tiếp tục chính phủ hiện nay để thực hiện các quyết định giúp giải quyết các vấn đề của đất nước.Những bất ổn chính trị tại Italy cũng đang phủ bóng lên những nỗ lực phục hồi kinh tế của nước này sau 2 năm suy thoái với tình trạng nợ công và tỉ lệ thất nghiệp cao. Bộ trưởng Lao động Italy Enrico Giovannini cảnh báo, các biện pháp cải cách quan trọng có nguy cơ bị đình trệ và chi phí vay mượn sẽ tăng lên nhiều điểm trong mấy ngày tới.
Là một kinh tế lớn thứ 3 trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone), những bất ổn chính trị và kinh tế tại Italy cũng sẽ có tác động không nhỏ đến nỗ lực phục hồi chậm chạp của toàn khu vực./.