“Tôi không dám nghĩ đến khả năng họ gia nhập IS bởi nếu ai đó muốn trở thành chiến binh Thánh chiến, họ sẽ không mang theo vợ con của mình”. Phó Tổng thống Jusuf M. Kalla nói.

Thực tế, Indonesia lo ngại làn sóng gia nhập IS là không thừa bởi tổ chức này vẫn thường xuyên dùng mạng xã hội, dùng lời “đường mật” để lôi kéo dụ dỗ thanh niên Hồi giáo nước này trốn nhà tới Syria.

mat_tich_iodk.jpgGia đình 1 công dân Indonesia mất tích ở Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp thông tin về đối tượng này cho cơ quan an ninh Indonesia (ảnh: Antaranews.com)
Phó Tổng thống Indonesia chỉ đạo Bộ Nội vụ và các cơ quan an ninh nước này tăng cường hoạt động giám sát, đồng thời điều tra danh tính, xác định vị trí của những đối tượng mất tích. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là chưa tìm phát hiện ra bất cứ thông tin nào liên quan tới chỗ ở hiện tại của 16 đối tượng này.

Theo Tổng lãnh sự quán Indonesia tại Istanbul, 25 công dân Indonesia do hãng du lịch lữ hành Smailing  tới sân bay quốc tế Ataturk Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24/2. 16 người trong số đó đã tách đoàn tự đi và họ nói sẽ gặp lại đoàn ở Pamukkale, hôm 26/2. Tuy nhiên, họ đã không giữ đúng lời hứa và không xuất hiện kể từ thời điểm đó đến nay.

Chính phủ Indonesia đã đề nghị cơ quan an ninh Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ tìm kiếm 16 công dân nước này. Theo thông báo của Bộ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, họ không tìm thấy bất cứ thông tin nào về 16 đối tượng này, “khả năng cao họ đã rời Istanbul để tới quốc gia khác”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cũng cảnh báo các quốc gia Hồi giáo cần chia sẻ thông tin tình báo để ngăn chặn sớm tình trạng công dân các nước dùng Istanbul làm điểm trung chuyển để vào Iraq, Syria gia nhập IS./.