Khi Indonesia đối mặt với đại dịch Covid-19, hầu hết tất các các cơ quan an ninh quốc gia của quốc gia vạn đảo này đều tham gia sâu vào việc khống chế dịch bệnh đó. Chính phủ Indonesia hiện gồm rất nhiều sĩ quan cấp tướng của quân đội và cảnh sát đã nghỉ hưu, nhiều người trong số đó đóng vai trò lãnh đạo trong Nhóm đặc trách về Covid-19. Bản thân Nhóm đặc trách này cũng gồm nhiều sĩ quan cảnh sát và quân đội đương nhiệm.

tinh_bao_Indonesia_1_LNYG.jpg
Trang chủ website của Cơ quan Tình báo Quốc gia Indonesia (BIN) (Ảnh chụp màn hình)

Giữa thời khủng hoảng Covid-19, các cơ quanan ninhcủa Indonesia được trao trách nhiệm lớn cùng quyền lực lớn lao đi kèm.

Các Lực lượng Vũ trang Indonesia (TNI) có vai trò cung cấp hỗ trợ về hậu cần, cung ứng, và vận tải cho ứng phó với đại dịch Covid-19. Họ đã nhanh chóng trở thành bên quản trị các bệnh viện khẩn cấp về Covid-19 ở Kemayoran, Jakarta, và đảo Galang, quần đảo Riau.

Trong khi đó, lực lượng Cảnh sát Indonesia (POLRI) có vai trò thực thi giãn cách xã hội và các biện pháp khác để giảm nhẹ dịch bệnh.

Tình báo Indonesia lấn sân sang ngành y tế?

Đáng lưu ý nhất là trường hợp mở rộng vai trò của Cơ quan Tình báo Quốc gia Indonesia (BIN). Tổ chức nào có nhiệm vụ truy vết những người tiếp xúc với nguồn bệnh Covid-19 để nắm được mức độ lây nhiễm của dịch bệnh này, nhằm đưa ra cảnh báo sớm. Tuy nhiên vai trò của họ không dừng lại ở đó mà được mở rộng tới mọi thứ liên quan đến đại dịch Covid-19.

Vào ngày 13/3/2020, BIN thông báo với công chúng rằng họ đã xây dựng được mô hình lan truyền của Covid-19, với dự đoán đỉnh dịch xảy ra vào tháng 5/2020. Vào ngày 17/4, BIN quyên góp thiết bị y tế và thuốc men cho Nhóm đặc trách của chính phủ Indonesia. BIN lập ra một đơn vị tình báo y tế - đơn vị này không tồn tại trước đại dịch Covid-19, rồi tuyển các tình nguyện viên y tế để đương đầu với đại dịch này. Đơn vị đó ra mắt vào ngày 22/4.

BIN đã chuẩn bị các phòng xét nghiệm nhanh lưu động và thực hiện một số cuộc xét nghiệm ở Jakarta, Nam Tangerang, Tangerang, Surabaya, và những nơi khác.

Cơ quan Tình báo Quốc gia Indonesia cũng cung cấp hỗ trợ thiết bị y tế cho các chính quyền địa phương của nước này. Họ còn phun thuốc khử trùng ở một số khu vực và giáo dục cộng đồng về sự nguy hiểm của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Vào ngày 6/6, BIN một lần nữa công bố với công chúng rằng họ dự đoán số ca bệnh sẽ vẫn gia tăng dù trước đó họ đự đoán đỉnh dịch rơi vào tháng 5. Cuối cùng vào ngày 12/6, BIN tuyên bố họ đang điều phối nỗ lực đẩy nhanh việc sản xuất thuốc trị Covid-19.

Tình báo Indonesia chủ động hoạt động dưới ánh sáng?

Vai trò của BIN trong việc xử lý Covid-19 có 3 điểm đáng lưu ý. Thứ nhất, BIN vốn không có chuyên môn về dịch tễ học và y tế công cộng. Việc xây dựng mô hình bệnh Covid-19 có lẽ hơi vượt tầm của họ. Việc này đáng lẽ phải do các chuyên gia y tế công cộng và dịch tễ học của Bộ Y tế Indonesia đảm nhiệm. Thế nhưng, vào ngày 2/4, Trưởng Nhóm đặc trách Covid-19 của chính phủ Indonesia lại nói rằng dự báo của BIN về số ca Covid-19 (được công bố trước đó vào giữa tháng 5) là chính xác tới 99%.

Thứ hai, giả dụ BIN hoàn toàn có chuyên môn về y tế thì công tác tình báo đó đáng lẽ chỉ được gửi tới một địa chỉ, đó là Tổng thống Indonesia, chứ không phải gửi công khai diện rộng cho công chúng.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn phát trên truyền hình vào hôm 22/4, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho hay, ông được thông báo hàng ngày bằng văn bản về đại dịch Covid-19 – nhiều khả năng đây là các báo cáo tình báo do BIN cung cấp. Tuy nhiên có một chi tiết thú vị ở đây. Tổng thống Widodo trả lời câu hỏi vì sao chính phủ không tiến hành phong tỏa như sau: Các bản báo cáo đó cho rằng chẳng có nước nào thành công trong việc thực hiện phong tỏa cả. Nhưng hết ngày hôm đó, Việt Nam kết thúc việc cách ly toàn xã hội và tuyên bố thành công trong việc làm phẳng đường cong của dịch bệnh mà không ghi nhận trường hợp tử vong nào do Covid-19. Như vậy, thông tin tình báo của BIN có lẽ không được chính xác cho lắm.

Thứ ba, với tư cách là cơ quan tình báo, thì BIN nên hành động theo lối mật, kể cả trong vụ Covid-19. Nghĩa là, nếu thực hiện các cuộc xét nghiệm ở nơi công cộng, BIN cũng không nên để lộ tên của mình ra và nên sử dụng danh nghĩa của các đơn vị khác để tạo bình phong. Như thế mới đúng với khẩu hiệu của họ: “Nếu thành công, không được khen; Nếu thất bại, không bị xỉ vả; Nếu thua cuộc, không bị truy lùng; nếu chết, không được ghi nhận”. Tức là Cơ quan Tình báo Quốc gia Indonesia có truyền thống không lộ diện để nhận công về mình. Vậy vì sao lần này BIN lại ra khỏi bóng tối để thực hiện công tác giữa thanh thiên bạch nhật?

Có thể có một lý do cho hiện tượng này. Người đứng đầu BIN, Budi Gunawan, đã ra tuyến trước trong các hoạt động chính trị của Indonesia vào năm 2019 sau khi ông làm trung gian hàn gắn giữa Tổng thống đắc cử Joko Widodo và đối thủ là Prabowo Subianto, sau khi xảy ra một cuộc tranh cãi về bầu cử dẫn tới biểu tình bạo loạn. Khi ông Widodo và ông Subianto gặp gỡ nhau ở một ga tàu tại Jakarta, ông Gunawan đứng giữa 2 người. Có lẽ Gunawan đang nâng BIN lên thực hiện một vai trò rộng hơn trong nền chính trị Indonesia./.