Ngày 20/7, một cô gái 18 tuổi được cho là thành viên của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã đánh bom tự sát tại thị trấn Suruc của Thổ Nhĩ Kỳ gần biên giới Syria, khiến ít nhất 30 người chết. (ảnh: AFP).
Vụ tấn công nhằm vào một trung tâm văn hóa ở thị trấn, nơi đang diễn ra cuộc họp của một nhóm học sinh sinh viên. Đa phần những người thiệt mạng là những người trẻ tuổi, khiến người thân của họ hết sức đau đớn. (ảnh: Reuters).
Theo các nhân chứng, ngoài 30 người thiệt mạng, có tới 100 người bị thương trong vụ đánh bom liều chết này. (ảnh: DailyMail).
Ngay trong đêm, lực lượng thanh niên cùng thân nhân những người bị nạn đã tới hiện trường để tìm kiếm thi thể và lo mai táng cho những người thiệt mạng. (ảnh: AFP).
 Vụ đánh bom đã thổi bùng lên cuộc biểu tình bạo lực tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, Istanbul. (ảnh: AFP).
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ sự tức giận vì cho rằng chính phủ đã thất bại trong việc ngăn chặn các mối đe dọa từ IS. (ảnh: AFP)
Họ la ó phản đối bạo lực đã giết hại con em mình và yêu cầu Chính quyền địa phương phải lên tiếng và có biện pháp bảo vệ họ. (ảnh: Getty)
Theo giới chức địa phương, đây là vụ đánh bom gây thương vong nhiều nhất kể từ năm 2013 trở lại đây. (Ảnh AFP)
Vụ việc dấy lên lo ngại bất ổn gia tăng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ triển khai thêm binh sĩ và thiết bị đến biên giới với Syria, trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội chính phủ Syria, lực lượng người Kurd, các phiến quân khác, với IS ngày càng ác liệt. (ảnh: Reuters)
Cảnh sát chống bạo động đã sử dụng vòi rồng để giải tán đám đông. (ảnh: Getty )
 Khí gas và đạn cao su cũng được dùng tới để trấn áp người biểu tình. Trong ảnh người đàn ông đang giúp người phụ nữ tham gia vụ biểu tình bị trúng hơi gas. (ảnh: AFP).
Cảnh sát phải huy động một lực lượng đông đảo mới giản tán được đám đông biểu tình tối 20/7. (ảnh: Getty).
Trong buổi sáng ngày 21/7, người dân Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục biểu tình yêu cầu Chính phủ phải có phương án an ninh bảo vệ tính mạng cho họ. (ảnh: AP).