Điện Kremlin không loại trừ việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây:Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov không loại trừ khả năng cắt đứt quan hệ ngoại giaovới các nước phương Tây, nếu hành động trục xuất các nhà ngoại giao Nga vẫn tiếp diễn.
Tổng thống Nga điện đàm với hai nhà lãnh đạo Hungary và Serbia:Theo điện Kremlin, Tổng thống Nga Putin đã có các cuộc điện đàm với Thủ tướng Hungary Viktor Orban và Tổng thống Serbia Aleksander Vucic về quan hệ song phươngvà tình hình Ukraine.
Trong bối cảnh Hungary đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng, Thủ tướng Viktor Orban khẳng định Budapest sẽ thanh toán các lô hàng bằng đồng rúp nếu Nga yêu cầu. Mặc dù ủng hộ các biện pháp trừng phạt của EU chống lại chính phủ Nga, nhưng Thủ tướng Orban cho rằng các biện pháp trừng phạt đối với dầu khí là "lằn ranh đỏ" mà Hungary sẽ không vượt qua.
Nga báo động việc NATO tăng cường vận chuyển vũ khí cho Ukraine: Phó Chủ tịch thứ Nhất Ủy ban Đối ngoại thuộc Hội đồng Liên bang Nga Vladimir Dzhabarov nhận định, bằng cách tăng cường vận chuyển vũ khícho Ukraine, các thành viên trong NATO chỉ đang khiến cuộc xung đột lan rộng, đồng thời cho rằng đây là một thực tế "đáng báo động".
Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cũng cánh báo, Moscow sẽ coi việc vận chuyển vũ khí hạt nhân sang Ba Lan là một hành vi khiêu khích sau khi một quan chức hàng đầu Ba Lan tuyên bố Warsaw sẵn sàng tiếp nhận các tên lửa nước ngoài.
Phương Tây tiếp tục trừng phạt Nga: Chính phủ Mỹ đã thực hiện các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga trong đó bao gồm những ngân hàng, công ty hàng đầu của Nga và các quan chức chính phủ cũng như gia đình của họ, nhằm phản ứng trước chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Mỹ đã áp đặt “trừng phạt ngăn chặn hoàn toàn” đối với Sberbank, ngân hàng nắm giữ khoảng 1/3 tổng tài sản ngân hàng của Nga và Alfabank, thể chế tài chính lớn thứ 4 của Nga. Cùng ngày, Anh thông báo đóng băng tài sản của Sberbank.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng nhận định, lệnh trừng phạt của Mỹ áp lên Nga sẽ xóa bỏ những thành quả kinh tếmà Nga đạt được trong 15 năm qua và khiến nền kinh tế nước này gặp khó khăn trong những năm tới.
Nga đã rút quân hoàn toàn khỏi Kiev và Chernihiv: Lầu Năm Góc cho biết, Nga đã rút quân hoàn toàn khỏi thủ đô Kiev của Ukraine và thành phố Chernihiv ở phía Bắc giữa bối cảnh Moscow chuẩn bị tập trung lực lượng ở phía Đông Ukraine. Lầu Năm Góc ước tính có khoảng hơn 30 nhóm tác chiến của Nga ở khu vực Donbass.
Anh tuyên bố “kỷ nguyên hợp tác” với Nga đã chấm dứt: Ngoại trưởng Anh tuyên bố “kỷ nguyên hợp tác” với Nga đã chấm dứt và châu Âu hiện giờ cần một chiến lược an ninh mới dựa vào khả năng “phòng thủ, răn đe và phục hồi”. Trong tuyên bố đưa ra, bà Liz Truss cho rằng Đạo luật thành lập Nga-NATO “đã chết” và đạo luật này đại diện cho một cách tiếp cận lỗi thời trong quan hệ với điện Kremlin.
Mỹ cảnh báo Ấn Độ sẽ phải chịu hậu quả nếu tiếp tục làm ăn với Nga: Cố vấn kinh tế cấp cao của chính quyền Mỹ bày tỏ "thất vọng vì quyết định của cả Trung Quốc và Ấn Độ, liên quan tới cuộc chiến tranh tại Ukraine". Quan chức chính quyền Mỹ cũng cảnh báo Ấn Độ về những hậu quả của "mối quan hệ liên kết chiến lược" với Nga sẽ là rõ ràng và lâu dài.
NATO chia rẽ về cách phản ứng với Nga: Ba Lan và các nước vùng Baltic ủng hộ cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Nga nhằm "khiến Nga phải đầu hàng". Trong khi đó, các nước như Đức, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Nga sẽ không thể bị cưỡng ép để đạt được hòa bình, do đó họ muốn tiếp tục đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nga tố Ukraine thay đổi trong dự thảo thỏa thuận hòa bình mới: Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 7/4 cho biết, những điều khoản trong thỏa thuậndự thảo mà Ukraine gửi tới đoàn đàm phán Nga ngày 6/4 xa rời những gì nước này từng vạch ra trong cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng trước./.