Bé Jessica (4 tuổi), đến từ thị trấn March, Cambridgeshire, nước Anh mắc chứng thèm ăn khác thường. Lần đầu tiên, bé bắt đầu ăn một chiếc ghế giả da khi bé mới hai tuổi, và kể từ đó, bé đã chuyển sang thích ăn thảm, các miếng xi măng từ vỉa hè và cát.
Cô Kelly, mẹ của bé Jessica đã từng khuyên bảo con gái rằng ăn những thứ như vậy có thể bị mắc bệnh, nhưng điều đó chỉ làm cho cô bé tiếp tục giữ bí mật về thói quen ăn uống khác thường của mình.Cô Kelly cho biết, cô không biết phải làm gì khi con gái mình thích ăn thảm và tuyên bố rằng các bác sĩ không thể giúp được gì cho đến khi Jessica lên sáu tuổi.“Tôi đã thực sự bị sốc khi nhận ra con gái mình có sở thích ăn thảm. Khi tôi lột thảm ra, tôi không ngờ các lớp lót bên trong thảm đã bị bé ăn nham nhở”, cô Kelly cho biết.
Người mẹ cho biết thêm, cô đã cố gắng để con gái bận rộn để quên đi cơn thèm ăn thảm nhưng càng ngăn chặn thì bé càng cố tìm những thứ tương tự để ăn.
"Để ngăn con bé, tôi sẽ phải loại bỏ tất cả mọi thứ từ nhà tôi, bao gồm cả bàn và ghế sô pha.” mẹ bé Jessica tâm sự.
"Các bác sĩ luôn luôn nói rằng đây không phải là vấn đề nghiêm trọng và tôi phải mất đến 2 năm để thuyết phục họ về vấn đề của con gái tôi”, cô Kelly chia sẻ.
Cô Kelly cho biết thêm: "Sở Y tế đã cử bác sĩ nhi đến khám cho Jessica và chúng tôi cũng đã đưa bé đi khám hai bác sĩ khác nhưng con gái tôi đã không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào”.
"Họ nói với chúng tôi không thể giúp Jessica cho đến khi con gái tôi lên sáu tuổi. Độ tuổi bé đủ lớn để đưa ra quyết định có ý thức về những gì bé ăn, chứ không phải là hành động bốc đồng", cô Kelly nói.
Bây giờ mẹ của Jessica cho con gái mình một ví nhỏ nhồi đầy các miếng xốp để giúp cô bé có thể kiểm soát chứng thèm ăn của mình.
Tuy nhiên, cô bé vẫn ăn được các món giàu dinh dưỡng như pho mát, bánh gạo, bánh mỳ, xúc xích, cá…
Jessica vừa có xét nghiệm máu tại bệnh viện Oddington, March cho thấy bé đang bị thiếu sắt nghiêm trọng do uống quá nhiều sữa.
Dạ dày trẻ con thường bị táo bón hay đau bụng do thói quen ăn uống của mình- do đó, nếu Jessica chỉ cần không ăn các món khác thường như xốp, bé sẽ bị táo bón hay đau bụng ngay.
Các thầy cô giáo ở trường mầm non nói với cha mẹ của Jessica rằng bé thường liếm tay sau khi đặt chúng lên cát. Vì làm như vậy, Jessica có thể ăn cát từ ngón tay của mình mà không sợ người khác nhìn thấy.
"Các bác sĩ nói rằng Jessica rất thích kết cấu của xốp mút. Nhưng cô bé luôn luôn nhầm lẫn vì miếng bọt biển, đá và cát tất cả đều có kết cấu hoàn toàn khác nhau”, cô Kelly nói thêm."Jessica giấu những miếng xi măng và cát trong túi và ăn nó kín đáo vì cô bé biết nó không bình thường”, cô Kelly kể.
Vẫn theo lời cô Kelly: "Jessica thường nhốt em gái của mình ở ngoài phòng ngủ đôi của chúng và chúng tôi đã khuyên nhủ cô bé là không thể như vậy vì đây là phòng ngủ của hai chị em." Nhưng con bé ấy trả lời rằng nó không muốn để em gái giống mình.Jessica luôn cho rằng mình khác người, nhưng chúng tôi cố gắng và nói với con gái mình rằng không có gì sai trong việc đó."
Gia đình muốn cho cô bé đi khám xem liệu có phải bé mắc bệnh tự kỷ, có liên quan tới Hội chứng Pica hay không, ngay sau khi các bác sĩ nhận thấy cô bé có chỉ số IQ rất cao.
Tiến sĩ Alison Sansome, Giám đốc lâm sàng tại Trung tâm hỗ trợ dịch vụ cộng đồng Cambridgeshire, cho biết thêm: “Trường hợp của bé Jessica rất khó nói. Do đó chúng tôi chỉ hướng dẫ gia đình chăm sóc và đưa vào danh sách theo dõi cho đến khi bé đủ tuổi để bắt đầu các phương pháp điều trị”.
“Nói chung, Hội chứng Pica là một tình trạng phức tạp và việc điều trị được quyết định bởi những hoàn cảnh cụ thể, trong từng trường hợp”, Tiến sĩ Sansome nói.
Theo Tiến sĩ Sansome: "Một số phương pháp điều trị không có thể bắt đầu cho đến khi trẻ em đã đạt đến nhất định giai đoạn phát triển nhận thức.
"Ưu tiên của chúng tôi trong tất cả các trường hợp sao cho việc đảm bảo mọi trẻ em nhận được sự chăm sóc tốt nhất có thể. Tôi sẽ khuyến khích tất cả các phụ huynh có thắc mắc về kế hoạch điều trị của con mình cần phải đến thảo luận với bác sĩ nhi khoa của họ", Tiến sĩ Sansome khuyến cáo./.