1_qzje.jpg
Sao chổi, các hành tinh nhỏ và sao băng chỉ là những vật thể di chuyển trong không gian, nhưng chúng được gọi là thiên thạch khi chúng vẫn còn “sống sót” sau khi băng qua khí quyển của một hành tinh và “hạ cánh” xuống bề mặt của hành tinh đó. Ảnh: Vết lõm bề mặt do thiên thạch Tunguska rơi xuống khu vực Krasnoyarsk (nay thuộc Nga) của Liên Xô năm 1927.
Thiên thạch Willamette được trưng bày ở bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở New York của Mỹ ngày 19/2/2000.
Thiên thạch cũng được chia làm nhiều loại. Thiên thạch bề mặt đá cơ bản chỉ là đá bao gồm các chất khoáng silicate. Ảnh chụp từ trên cao một vết lõm bề mặt do thiên thạch rơi xuống năm 2010.
Thiên thạch sắt có một lượng lớn sắt và nikel. Ảnh: một mảnh thiên thạch nhỏ được dùng trong phòng thí nghiệm của trường đại học liên bang Ural.
Cũng có loại thiên thạch bao gồm cả các kim loại và đá. Vệt trắng do một vật thể ngoài không gian để lại khi rơi xuống thành phố Satka ở khu vực Chelyabinsk. 
Nhân viên bảo tàng ở York đang kiểm tra hố sâu 1,5m do thiên thạch gây ra ở Hopgrove, ngoại ô York, cách thủ đô London của Anh 350km ngày 1/3/2001.
Khách tham quan chiêm ngưỡng thiên thạch La Concepcion ở bảo tàng Ex Teresa ở Mexico City (Mexico). Thiên thạch này được phát hiện ở bang Chihuahua từ thế kỷ 17.
Nhiều người “săn kho báu” đã bỏ tiền để tìm những loại thiên thạch hiếm và bán chúng cho các bảo tàng hay các nhà sưu tập tư nhân. Ảnh: Một vết lõm do thiên thạch ở Winslow, Mỹ.
Một thiên thạch được tìm thấy trên sa mạc.
Nhân viên bảo tàng Khoa học tự nhiên Houston đang kiểm tra lớp đất bên dưới một thiên thạch khi nó được phát hiện trên một cánh đồng gần Greensburg, Kansas (Mỹ) ngày 16/10/2006. 
Các vết lõm do thiên thạch tạo ra được các nhà khoa học phát hiện ở Yakutia.
Mảnh thiên thạch có thành phần là sắt được bảo tồn trong một lâu đài ở Bohemia (thuộc Tiệp Khắc). Mảnh thiên thạch này có từ thế kỷ 15.