brexit1_buqp.jpg
Thủ tướng Anh David Cameron và phu nhân Samantha tại một điểm bỏ phiếu ở thủ đô London ngày 23/6/2016. (Ảnh: AFP)
Lãnh đạo đảng UKIP Nigel Farage, người ủng hộ mạnh mẽ Brexit rời một địa điểm bỏ phiếu ở khu vực nam London. (Ảnh: AFP)
Một cử tri Anh bước vào điểm bỏ phiếu trưng cầu ý dân – nơi người dân đặt hoa tưởng niệm nữ nghị sĩ Jo Cox, người ủng hộ ở lại EU bị ám sát cách đó không lâu. (Ảnh: AFP)
Người ủng hộ nước Anh ở lại EU bên ngoài nhà ga Kings Cross ở trung tâm London. (Ảnh: AFP)
Cử tri ủng hộ phương án rời EU bên ngoài phố Downing ở London. (Ảnh: AFP)
Các hòm phiếu đầu tiên được mở tại Trung tâm triển lãm Titanic ở Belfast. (Ảnh: AFP)
Các nhân viên kiểm phiếu làm nhiệm vụ tại điểm bỏ phiếu ở sân vận động Emirates. (Ảnh: Getty)
Những người ủng hộ Brexit vui mừng sau khi kết quả được công bố cho thấy có 52% ủng hộ phương án Anh rời EU. (Ảnh: Getty)
Trái ngược với niềm vui của phe ủng hộ Brexit là sự thất vọng của những người muốn nước Anh ở lại EU. (Ảnh: Getty)
Ngày 24/6, Thủ tướng Anh David Cameron có bài phát biểu quan trọng ở số 10, phố Downing khẳng định tôn trọng ý nguyện của người dân Anh. (Ảnh: AP)
Sau bài phát biểu, Thủ tướng David Cameron đã công bố quyết định từ chức. (Ảnh: The Guardian)
Kịch bản Brexit trở thành hiện thực khiến thị trường chứng khoán London chao đảo. (Ảnh: Reuters)
Sàn chứng khoán New York cũng chịu tác động nặng nề từ Brexit khi chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 500 điểm chỉ vài phút sau giờ mở cửa ngày 24/6. (Ảnh: Getty)
Việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu EU được cho là sẽ còn có tác động lâu dài đến châu lục này. (Ảnh: Getty)