Chuẩn bị sẵn cho khả năng xảy ra xung đột
TheoSputnik, mức cảnh báo quân sự mới của Ấn Độ tại đây là “cần thận trọng”. Theo giới chức Ấn Độ, điều này có nghĩa là khu vực này được đặt vào tình trạng “không có hòa bình, nhưng cũng không có chiến tranh”. Binh sĩ Ấn Độ cũng được chỉ thị “chỉ phòng thủ”.
Một nhóm binh sĩ Ấn Độ. Ảnh: AP
Thông thường, Ấn Độ sẽ nâng mức cảnh báo này vào mùa Thu, tuy nhiên, năm nay nước này đã nâng mức cảnh báo về quân sự sớm hơn. Quan chức Ấn Độ cho biết: “Điều này nhằm thể hiện sự thận trọng của chúng tôi. Chúng tôi buộc phải làm sau khi cân nhắc tình hình hiện tại”.
Một quan chức khác của Ấn Độ cho biết: “Số binh sĩ Ấn Độ dọc biên giới với Trung Quốc tại khu vực Sikkim và Arunachal [giáp Doklam] cũng đã được tăng cường đáng kể”.
New Delhi hiện đang chia rẽ về việc họ sẽ hành động tiếp như thế nào. Hồi tháng 8, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj đã kêu gọi Ấn Độ và Trung Quốc cùng rút binh sĩ tại khu vực tranh chấp.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Arun Jaitley trong cuộc họp ngày 11/8 lại rằng, quân đội Ấn Độ “đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống” liên quan đến căng thẳng biên giới Trung-Ấn.
Ông Jaitley cũng bác bỏ các thông tin cho rằng, binh sĩ Ấn Độ thiếu đạn dược và nếu có chiến tranh cũng chỉ đủ sức cầm cự trong vòng 20 ngày: “Lực lượng phòng vệ Ấn Độ có đủ vũ khí để chiến đấu đến cùng. Không ai có quyền nghi ngờ về trang thiết bị vũ khí của quân đội Ấn Độ”.
Đối đầu Trung - Ấn: Một núi không thể có 2 hổ
Nguồn cơn dẫn đến căng thẳng Doklam
Liên tiếp trong 7 tuần vừa qua, Trung Quốc và Ấn Độ đã đối đầu trong vấn đề tranh chấp khu vực Doklam. Mọi chuyện bắt nguồn từ việc Trung Quốc tìm cách xây đường chạy dọc khu vực mà nước này gọi là Donglang và cho rằng Doklam là một phần của Tây Tạng.
Trong khi đó, phía Bhutan- một đồng minh của Ấn Độ- lên tiếng phản đối vì cho rằng Doklam là phần lãnh thổ của mình. Bhuta và Ấn Độ đã ký “Hiệp ước Hữu nghị” và Ấn Độ cho rằng, mình phải can thiệp để giúp đỡ đồng minh.
Việc mở đường của Trung Quốc buộc phải đình lại sau khi Ấn Độ điều binh sĩ đến khu vực này. Ngay lập tức, Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ vi phạm chủ quyền lãnh thổ của mình.
Đáp lại, đích thân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có chuyến thị sát khu vực Doklam và tuyên bố rằng, dự án mở đường của Trung Quốc đã “đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Ấn Độ”.
Sau khi yêu cầu Ấn Độ rút quân bị phía Ấn Độ phớt lờ, Trung Quốc đã điều quân đến khu vực này. Hàng trăm binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đã dàn hàng ngang sát gần nhau. Phía Trung Quốc đe dọa sẽ “có biện pháp đáp trả” nếu Ấn Độ không chịu “xuống thang”.
Trước đó, Ấn Độ cũng đã khước từ đề nghị của phía Trung Quốc rằng, Trung Quốc sẽ rút quân cách khu vực hiện tại khoảng 100m nếu Ấn Độ đồng ý rút toàn bộ quân khỏi Doklam.
Cả Ấn Độ và Trung Quốc từ lâu đã muốn tranh giành ảnh hưởng của mình trong lkhu vực biên giới hai nước. Để tăng cường sức mạnh của mình, Trung Quốc tìm cách kết thân với Pakistan- đối thủ chính của Ấn Độ. Trong khi đó, Ấn Độ lại tìm đến với Mỹ và Nhật Bản- những đối thủ chính của Trung Quốc./.
Trung - Ấn ký kết thỏa thuận làm giảm căng thẳng biên giới