Căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã lên một nấc mới sau cuộc không kích của Mỹ ở sân bay Baghdad (Iraq) giết chết Tư lệnh lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) ngày 3/1.

Sau sự việc kể trên, Iran tuyên bố sẽ trả thù. Trong khi đó Mỹ cảnh báo sẽ đáp trả một cách không cân xứng nếu các công dân hay tài sản của Mỹ bị Iran tấn công.

my_iran_cover_hywj.jpg
Nếu Tổng thống Trump muốn đi đến một cuộc chiến tranh với Iran, nước Mỹ sẽ có một số lựa chọn. Ảnh minh họa: National Interest

Trên thực tế, Iran đã ở trong trạng thái thù địch với Mỹ hàng chục năm qua. Khi cuộc Chiến tranh Iran-Iraq trở nên căng thẳng năm 1984, hai bên tham chiến bắt đầu nhằm vào việc vận chuyển dầu mỏ của đối phương để giành lợi thế quân sự. Theo Global Security, “71 tàu chở hàng bị tấn công chỉ riêng năm 1984, so với 48 trong 3 năm đầu của cuộc chiến tranh [Iran-Iraq]”. Điều này đã khiến các cường quốc thế giới, không ai khác ngoài Mỹ, gửi lực lượng hải quân hộ tống các tàu chở dầu và các tàu thương mại qua Vịnh Ba Tư. Động thái đó dẫn đến việc Mỹ và Iran có vài lần “khai hỏa” nhằm vào nhau. Cũng không có gì bất ngờ khi Mỹ “trên cơ” trong hầu hết các lần “đọ hỏa lực” với Iran.

Kể từ thời điểm đó, Iran luôn tìm cách phát triển năng lực quân sự bất đối xứng để đối phó với sự vượt trội không thể bàn cãi của Mỹ.

Dưới đây là 5 loại vũ khí Mỹ mà Iran nên dè chừng trước tiên:

F-22 Raptor

Khi máy bay Iran bắt đầu nhằm vào các UAV mà Mỹ sử dụng để tiến hành giám sát ở Iraq năm 2013, Mỹ đã đáp trả bằng cách triển khai kèm các UAV bằng thiết bị người hộ tống trên không giá trị cao, đặc biệt là F-22 Raptor.

Lý do rất đơn giản, những chiếc tiêm kích F-4 Phantom (do Mỹ sản xuất) của Iran không phải là đối thủ của chiếc tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ. Trên thực tế, các phi công F-22 vẫn thường thường chơi đùa với những đối tác Iran.

Tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ F-22 Raptor. Ảnh: National Interest

Một lãnh đạo Không quân Mỹ từng nói đến sự việc như thế này: “Anh ta [phi công Raptor] đã bay bên dưới chiếc F-4 để kiểm tra vũ khí của đối phương mà không hề bị phát hiện, và sau đó bay lên phần cánh trái để gọi họ và nói rằng ‘anh thực sự phải về nhà đi thôi’”.

Trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột vũ trang với Iran, chiếc F-22 hai động cơ, một ghế ngồi là không thể thiếu trong những phút mở đầu khi Mỹ tìm cách giành ưu thế trên bầu trời Iran. Đây chính xác là kiểu nhiệm vụ mà F-22 được thiết kế. Quân đội Iran có rất ít nguồn lực hiệu quả để đối phó với F-22.

Sau khi giúp Mỹ giành ưu thế trên không, F-22 có thể được chuyển sang các nhiệm vụ khác, trong đó có cả tấn công các mục tiêu trên mặt đất, tác chiến điện tử và thu thập các tín hiệu tình báo. Cũng không có gì lạ khi căng thẳng với Iran leo thang, Mỹ đã triển khai thêm F-22 tới các căn cứ không quân ở Vùng Vịnh.

Máy bay ném bom tàng hình B-2

Đối với Mỹ, dường như không có mối đe dọa nào từ Iran đáng sợ hơn là chương trình hạt nhân ngày càng phát triển của nước này. Cũng vì lý do này, mọi thời Tổng thống Mỹ đều đã nói rằng, khi nói đến chương trình hạt nhân Iran, mọi lựa chọn đều ở trên bàn.

Nếu Mỹ phải tìm đến lựa chọn quân sự nhằm đối phó với chương trình hạt nhân Iran, thì máy bay ném bom tàng hình B-2 sẽ đóng vai trò nổi bật trong chiến dịch.

Máy bay ném bom tàng hình B-2 sẽ đóng vai trò quan trọng nếu Mỹ muốn tấn công Iran. Ảnh: Independent Barents Observer

Iran có diện tích gấp 3 lần Iraq và gần tương đương với quy mô của khu vực Tây Âu. Hầu hết các cơ sở hạt nhân chính của nước này, cũng như một số các địa điểm quân sự quan trọng, nằm sâu bên trong lãnh thổ. Một số cơ sở nằm gần các thành phố trọng yếu, như cơ sở làm giàu hạt nhân Fordow nằm gần thành phố tôn giáo quan trọng Qom.

Điều này sẽ khiến máy bay ném bom tàng hình B-2 đóng vai trò chủ chốt trong bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào cơ sở hạt nhân Iran.

Như nhà sản xuất Northrop Grumman đã nói, B-2 là thành phần chủ chốt trong kho vũ khí tấn công tầm xa của Mỹ và là một trong những loại máy bay có khả năng sống sót cao nhất thế giới. Nó không chỉ có khả năng thâm nhập qua các khu vực được bảo vệ chặt chẽ nhất, có thể lảng tránh các hệ thống phòng không tinh vi, phức tạp nhất, mà nó còn có thể bay lên tới 10.000km không cần tiếp nhiên liệu và 16.000km chỉ với một lần nạp nhiên liệu”.

Máy bay ném bom chiến lược B-2 có thể sẽ mang được lượng vũ khí lớn, tiến hành các cuộc tấn công chính xác cao. Cả 2 yếu tố này đều cần thiết để đảm bảo Mỹ có thể phá hủy các căn cứ hạt nhân trong ít đợt tấn công nhất có thể. Mỗi chiếc B-2 có thể mang hơn 20 tấn vũ khí (cả hạt nhân và thông thường) và có thể triển khai vũ khí một cách chính xác trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.

Siêu bom GBU-57A/B

Máy bay ném bom B-2 cũng quan trọng với một cuộc không kích của Mỹ nhằm vào cơ sở hạt nhân Iran theo một cách khác. Đây là chiếc mày bay duy nhất có khả năng mang GBU-57A/B siêu bom phi hạt nhân chuyên phá boongke của Không quân Mỹ.

Nếu Mỹ quyết định tấn công căn cứ hạt nhân Iran, nước này gần như chắc chắn sẽ sử dụng GBU-57A/B để phá hủy cơ sở hạt nhân Fordow ở sâu trong núi của Iran.

GBU-57A/B là siêu bom phi hạt nhân chuyên phá boongke của Không quân Mỹ. Ảnh: New Atlas

Dự án GBU-57A/B bắt đầu từ đầu năm 2004, và được đẩy mạnh theo chỉ đạo của Cơ quan Nghiên cứu Các Dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA) trong nhiều năm sau đó. Thử nghiệm được DARPA tiến hành năm 2008 và đến tháng 2/2010, chương trình được chuyển sang cho Không quân. Năm 2012, Không quân Mỹ ra lệnh nâng cấp GBU-57A/B và bắt đầu thử nghiệm phiên bản nâng cấp năm 2013.

MOP được cho là có 2400kg chất nổ và sẽ sức nổ gấp 10 lần phiên bản tiền nhiệm là BLU-109. Điều này cho phép nó xuyên qua lớp bê tông dày 18 mét và phát nổ khoảng 60 mét dưới lòng đất,cho phép nó phá hủy thậm chí cả những mục tiêu khó tiếp cận nhất dưới lòng đất.

Phương tiện chiến đấu lưỡng cư

Vượt xa hơn những vũ khí hạt nhân, Iran đe dọa Mỹ với khả năng ngăn chặn tiếp cận. Như Trung Quốc, các tên lửa diệt hạm là nổi bật trong chiến lược A2/AD (chống tiếp cận/chống xâm nhập) của Iran. Nhưng không giống Trung Quốc, Iran có ít vũ khí tầm trung phức tạp và các tên lửa dẫn đường chính xác cao.

Để tương xứng lực lượng, Iran sẽ cần phải dựa vào lợi thế địa lý để thực hiện bất cứ chiến lược A2/AD nào ở Vùng Vịnh khi đối phó với Mỹ. Tất nhiên, Iran có lợi thế lớn ở đường bờ biển dài nhất bên trong eo biển Hormuz khoảng 1.356 dặm. Hơn nữa, các vịnh lớn, vịnh nhỏ, các đảo dọc đường bờ biển Iran cũng là lợi thế lớn để che giấu các hệ thống vũ khí tầm gần trước các khí tài Hải quân Mỹ hoạt động ở Vịnh Ba Tư.

Như vậy, trong trường hợp xảy ra xung đột ở Vịnh Ba Tư, Mỹ có thể sẽ cảm thấy cần thiết phải nắm được một số tài sản ven biển của Iran, trong đó có 3 đảo Abu Musa, Greater và Lesser Tunb ở Vịnh Ba Tư. Điều này đòi hỏi Mỹ phải tiến hành các cuộc đổ bộ bằng đường biển.

Thủy quân Lục chiến Mỹ đã có câu trả lời với phương tiện chiến đấu lưỡng cư ACV 1.1. Tới nay các thông số về ACV 1.1 vẫn chưa được tiết lộ nhưng theo một số thông tin, thiết bị này có vận chuyển một tiểu đội (17 người) từ khoảng cách 20km với tốc độ chưa đến 8 hải lý/giờ.

Với sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay, Thủy quân lục chiến Mỹ đã yêu cầu thiết bị này cần phải có khả năng bảo vệ trước đạn, mìn trực tiếp hoặc gián tiếp, các mối đe dọa từ thiết bị nổ cải tiến...

Tuy nhiên, vì một số lý do, chương trình ACV 1.1 của Mỹ đang bị chỉ trích tương đối mạnh ở trong nước. Dù vậy, Thủy quân Lục chiến Mỹ có thể dựa vào phiên bản nâng cấp hiện nay là AAV-7.

Vũ khí Laser

Mặc dù vẫn ở giai đoạn đầu phát triển, hệ thống laser quân sự đang nhanh chóng trở thành một thực tế. Theo nhiều thông tin mới, các thử nghiệm gần đây của Hệ thống vũ khí Laser Hải quân Mỹ đã vượt kỳ vọng về độ nhanh chóng và hiệu quả khi theo dõi và phá hủy các mục tiêu “khó nhằn”.

Thử nghiệm vũ khí laser của Hải quân Mỹ gần đây cho thấy kết quả còn hơn cả kỳ vọng. Ảnh: Global Security

Đây là một tin tồi cho Iran và chiến lược A2-AD của nước này. Một trong những năng lực quan trọng nhất của A2/AD là sử dụng lượng lớn tàu cao tốc vũ trang hạng nhẹ để “quây” các tài hải quân Mỹ hoạt động trên vùng Vịnh. Ngoài ra, Iran cũng có thể đầu tư nhiều vào các UAV để tiến hành chiến dịch “bao vây” này.

Ở cả hai trường hợp, Iran sẽ phải tìm cách sử dụng dàn khí tài “nhiều nhưng rẻ tiền” để đối phó với những khí tài “ít nhưng đắt” của Mỹ.

Tuy nhiên, hệ thống laser sẽ khiến chiến thuật “bao vây” của Iran mất lợi thế. Thay vì đối phó với chiến thuật này bằng các tên lửa diệt hạm hay tên lửa phòng không, các vũ khí laser cho phép Mỹ phá hủy một lượng lớn các tàu cao tốc hoặc các UAV của Iran với chi phi thấp hơn nhiều. Quan trọng không kém, không giống như tên lửa – vốn bị hạn chế số lượng bởi không gian và số lượng tàu chiến, laser lại không bao giờ hết.

Như người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Hải quân Mỹ Matthew Klunder nói về laser hồi năm ngoái: “Đây là một năng lực mang tính cách mạng... Một công nghệ giá cả phải chăng sẽ làm thay đổi cách chúng ta chiến đấu và cứu sống con người”.

Tất nhiên, sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi Hải quân hiện thử nghiệm vũ khí laser trên tàu USS Ponce ở Vịnh Ba Tư. Con tàu này đóng bay trò như một khẩu súng sử dụng “lực điện từ để phóng tên lửa ở tầm 200km ở tốc độ gấp 7,5 lần âm thanh”./.