2_tau_san_bay_hvbm.jpg
Hàng không mẫu hạm (tàu sân bay) The USS Enterprise (CV-6) được biên chế cho Hải Quân Mỹ năm 1938 và còn được biết đến với tên gọi Big E. Trong Thế chiến II, Nhật Bản đã không thể đánh chìm con tàu này của Mỹ.
Những bức ảnh thời thế chiến khốc liệt cho thấy hành trình “sống sót kỳ diệu” của Big E. Bức ảnh cho thấy bom của Nhật Bản bủa vây Big E trong trận chiến tại Quần đảo Santa Cruz vào tháng 10/1942. Con tàu bị đánh trúng 2 lần, làm 44 thủy thủ thiệt mạng và 77 người bị thương trong trận chiến này.

Một máy bay F4F-4 Wildcat gặp nạn khi hạ cánh xuống Big E khi mẫu hạm này đang hứng chịu cuộc không kích trong trận Santa Cruz.
Trong Thế chiến II, Big E đã tham gia nhiều trận chiến Hải quân và đã nhiều lần bị đánh trúng nhưng mẫu hạm này vẫn “sống sót”. Hình ảnh Big E khi bị máy bay ném bom Aichi D3A2 tấn công trong trận Santa Cruz.
Big E trúng bom của Nhật Bản trong trận chiến tại Quần đảo Đông Solomon năm 1942. Mẫu hạm của Mỹ đã bị tấn công từ 3 hướng trong trận đánh này. 
Một chiếc F6F Hellcat gặp nạn khi hạ cánh xuống Big E ngày 10/11/1943. Đã có 3 lần Nhật Bản tuyên bố đã đánh chìm mẫu hạm Big E của Mỹ. Điều này khiến cho con tàu được đặt thêm biệt danh “Bóng ma Xám”.
Ngày 14/5/1945, 
Big E hứng chịu đợt tấn công của phi đội 
cảm tử Nhật Bản Kamikaze. 
Vụ tấn công này làm 14 người chết và 34 người bị thương.
Đây là vụ tấn công cuối cùng mà Big E hứng chịu trong Thế chiến II. Những khẩu súng 40mm bị thiêu cháy trong vụ tấn công ngày 14/5/1945.
Hàng không mẫu hạm Big E trở lại xưởng đóng tàu của Hải Quân Mỹ ở New York năm 1946 và nằm lại đây đến năm 1947./.