Hợp đồng mua bán mới này là nằm trong khuôn khổ việc thành lập một lực lượng quân sự Arab chung.

tau_chien_mistral_gcnm.jpg
Tàu chiến Mistral. Ảnh: Defenseindustrydaily.

Trước đó, Pháp đã từ chối giao 2 tàu Mistral đã đóng xong cho Nga vì lệnh cấm vận mà phương Tây áp đặt sau khi Nga sát nhập Crimea vào lãnh thổ nước này, cũng như vai trò của Nga đối với cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.

Theo nguồn tin, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm 6/8 tuyên bố, nước này không gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc tìm kiếm khách hàng mới, Ai Cập và Saudi Arabia đã trở thành  những đối tác tiềm năng muốn mua lại hai tàu chiến Mistral.

Tới Ai Cập để dự  lễ khánh thành mở rộng kênh đào Suez, Tổng thống Pháp Hollande đã tận dụng chuyến thăm để ký các hợp đồng mới với Ai Cập, trong đó có hợp đồng bán hai tàu quân sự của Pháp.

Hồi đầu năm, Pháp và Ai Cập cũng đã đạt được hợp đồng mua bán 24 máy bay Rafale và một tàu chiến. 

Theo một nguồn tin ngoại giao Pháp,  ngoài Ai Cập, Saudi Arabia cũng rất quan tâm tới tàu chiến Mistral. Trên thực tế,  Quốc vương Saudi Arabia Sanman và Tổng thống Pháp Hollande ngày 30/7 đã ký tại thủ đô Cairo, Ai Cập, một thỏa thuận hợp tác an ninh và kinh tế, trong đó đề cập khả năng thành lập một lực lượng Arab chung. Hai tàu chiến Mistral, có khả năng vận chuyển 1.000 người cùng các xe thiết giáp và máy bay trực thăng có thể là một trong những trang thiết bị của lực lượng này.

Theo tờ Le Monde, Canada và Singapore cũng nằm trong danh sách “những khách hàng tiềm năng”./.