Nghiên cứu chung nhấn mạnh, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, Công ước trên đã trở nên cấp thiết để ngăn chặn các hoạt động buôn bán OTC, bảo vệ các nạn nhân và trừng trị tội phạm.Theo các chuyên gia pháp lý của Liên Hợp Quốc và EC, buôn bán OTC thường diễn ra dưới hình thức "du lịch cấy ghép", trong đó công dân các nước giàu mua các bộ phận của cơ thể người ở các nước không có các biện pháp ngăn chặn hoạt động tội phạm này và bảo vệ người hiến tặng, hoặc nếu có cũng không được thực thi.Tội phạm này chiếm từ 5-10% số ca ghép thận hàng năm trên thế giới.Các chuyên gia cho rằng, Công ước của EC về Chống buôn người và Nghị định thư Liên Hợp Quốc về ngăn chặn và trừng phạt buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đã có các biện pháp pháp lý chống buôn bán người để lấy các bộ phận.Tuy nhiên, nghiên cứu chung này cần thu thập thêm những dữ liệu về hoạt động buôn bán OTC cũng như hoạt động buôn bán người lấy bộ phận trên cơ sở giới tính để đánh giá tác động của tội phạm này đối với nam và nữ.Việc ngăn chặn 2 hoạt động tội phạm này cần dựa trên cơ sở luật pháp về cấy ghép./.
Soạn thảo công ước mới chống buôn bán nội tạng
VietnamPlus