Cụ thể, xuất khẩu cà phê, trong tháng 1 năm 2017 ước đạt 127.000 tấn với giá trị đạt 287 triệu USD, giảm 26,5% về khối lượng và giảm 3,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.Ảnh minh họa: KT
Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2016 đạt 1.872 USD/tấn, giảm 6% so với năm 2015. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong năm 2016 với thị phần lần lượt là 14,8% và 13,5%. Giá tri ̣xuất khẩu cà phê trong năm 2016 ở hầu hết các thi ̣trường chính của Việt Nam đều tăng so với năm 2015, ngoại trừ thị trường Tây Ban Nha có giá trị giảm (giảm 8,3%).
Năm 2016, các thi ̣trường có giá tri ̣xuất khẩu cà phê tăng mạnh là Angeria (64,5%), Philippines (63,6%), Trung Quốc (45%), Mỹ (43,6%), Đức (37,6%), Bỉ (33,1%), Italia (23,6%), Nhật Bản (17,7%) và Nga (14%).
Còn khối lượng gạo xuất khẩu tháng 1 năm 2017 ước đạt 325.000 tấn với giá trị đạt 136 triệu USD, giảm 32% về khối lượng và giảm 35,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2016 đạt 449 USD/tấn, tăng 6,2% so với năm 2015. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2016 với 36% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong năm 2016 đạt 1,74 triệu tấn và 782,3 triệu USD, giảm 17,5% về khối lượng và giảm 8,6% về giá trị so với năm 2015.
Gana-thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam trong năm 2016 với 11,5% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong năm 2016 đạt 503,7 nghìn tấn và 248,9 triệu USD, tăng 38,9% về khối lượng và tăng 34,5% về giá trị so với năm 2015.
Năm 2016, các thi ̣trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh là Philippines (64,1%), Indonesia (51,8%), Malaysia (45,5%), Mỹ (33,9%), Singapore (30,8%), Bờ Biển Ngà (21,1%) và Hong Kong (20,4%)./.
Xuất khẩu nông sản cần được đặc biệt quan tâm ưu tiên
Cần đột phá cải cách thể chế để xuất khẩu nông sản “hái quả ngọt”