Để triển khai đề án thay mới xe buýt, Trung tâm Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP HCM đã đầu tư khoảng 1.100/1.680 xe. Theo kế hoạch trong năm 2017, tất cả các xe thay mới phải sử dụng nhiên liệu sạch CNG. Tuy nhiên, hiện thành phố có 4 trạm CNG chỉ đảm bảo cung cấp được cho 300 xe buýt, vì thế việc triển khai thay mới vẫn đang gặp khó.
Hơn 240 xe buýt chạy dầu diezel đã được TP HCM thay thế các xe buýt xuống cấp. |
“Khi đầu tư mà chưa có nguồn cung cấp CNG sẽ rất khó khăn, còn chủ trương chính sách, phương án đầu tư, kế hoạch đều đã sẵn sàng”, ông Trung cho hay.
Để kịp thời thay mới các xe buýt cũ không đảm bảo chất lượng phục vụ, thành phố đã có chủ trương thay gấp các xe cũ bằng xe diezel chứ không chờ các trạm CNG. Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng đã mua hơn 240 xe chạy bằng diezel để kịp thời thay mới trên 9 tuyến xe buýt có phương tiện xuống cấp, có nguy cơ an toàn để nâng cao chất lượng phục vụ.
Các xe thay thế chạy bằng diezel này sẽ nằm trong đề án thay mới xe buýt mới giai đoạn 2018 – 2020. Trong đó có một số thay đổi để phù hợp với thực tiễn, quan trọng nhất là không chú trọng nguồn nhiên liệu sử dụng mà là tiêu chuẩn khí thải theo EURO 4 hoặc EURO 5 (phát thải của phương tiện đủ tiêu chuẩn này tương đương phương tiện CNG). Đây cũng là xu hướng của các nước trên thế giới và thành phố sẽ chủ động làm đề án để thực hiện để chủ động hơn trong việc thay mới xe buýt.
TP HCM hiện có 142 tuyến xe buýt, trong đó có 107 tuyến được trợ giá. Tính đến giữa tháng 10/2017, số lượng người sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng đạt hơn 406 triệu lượt, tăng 0,85% so với cùng kỳ năm 2016 và đạt 67,7% kế hoạch năm 2017./.
Buýt nhanh BRT đội giá: Chủ đầu tư chính thức lên tiếng