Ngày 18/3/2016, tại TPHCM, bà Christine Lagarde đưa ra nhận định, Việt Nam có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng từ những cú sốc kinh tế ngoài nước nếu không đưa ra những biện pháp kịp thời để củng cố hệ thống ngân hàng cũng như chuyển đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. 

Bà nhấn mạnh: “Nếu không có cải cách thì chắc chắn các nước Đông Nam Á sẽ không có khả năng chống chọi lại những đòn kinh tế do chính sách thắt chặt tiền tệ ở các nước khác và giá hàng hoá tụt dốc tại Trung Quốc gây nên”. 

750x_1_gqni.jpg
Bà Christine Lagarde cùng với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp ngày 18/3/2016

Hội nhập với nền kinh tế toàn cầu đã góp phần giúp Việt Nam thúc đẩy sự tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước đã giảm từ 60% xuống còn 13,5% trong năm 1993, đồng thời mức độ tăng trưởng kinh tế trong năm nay dự kiến sẽ “vững” ở mức 6%. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề xuất nâng cao mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2016 lên mức 7%. 

Trái với những con số mục tiêu đầy hứa hẹn, thực tế vẫn cho thấy một mặt trái của nền kinh tế được cho là đang tăng trưởng mạnh mẽ này, khi mà tốc độ tăng trưởng của quốc gia từ năm 2008 đã diễn ra chậm hơn so với hai thập kỷ trước. Việt Nam đã không thể đạt tới tốc độ tăng trưởng bình quân thu nhập đầu người mà các nền kinh tế tương tự trong khu vực đã từng đạt được. Thêm vào đó, Việt Nam vẫn còn một món nợ công trị giá khoảng 60% tổng sản phẩm trong nước và một xã hội già hoá dân số khi số dân trong độ tuổi lao động ngày một ít đi. 

Bà Lagarde khuyên Việt Nam cần phải có những bước đi chiến lược hơn đối với tỷ giá hối đoái để làm mềm những cú sốc kinh tế từ nước ngoài và xây dựng lượng dự trữ bên ngoài. Ngoài ra, cải cách doanh nghiệp nhà nước và giải quyết nợ xấu tại các ngân hàng sẽ bù đắp sự già hóa dân số trong độ tuổi lao động và cũng có thể là chìa khoá cho tăng trưởng trong tương lai ./.