Tỉnh Tiền Giang hiện có hơn 10 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu có quy mô lớn, với mặt hàng cá tra phi lê. Để hạ giá thành, nâng cao giá trị sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường các doanh nghiệp này đã áp dụng quy trình sản xuất khép kín từ khâu  tạo vùng nuôi phục vụ chế biến, sử dụng các phế phẩm tái chế ra dầu cá, mỡ cá và thức ăn cho ao nuôi.

cong_ty_cp_go_dang_gucq.jpgSản xuất ca tra phi lê xuất khẩu của công ty CP Gò Đàng, Khu công nghiệp Mỹ Tho.
Các doanh nghiệp đã áp dụng quy trình sản xuất này đều sản xuất hiệu quả, từng bước mở rộng vùng nuôi, đã chủ động nguồn cá tra nguyên liệu từ 70-80% cho nhà máy. Ngoài ra, các sản phẩm dư thừa từ cá tra không xuất khẩu đều được các nhà máy tận dụng để chế biến thành các loại thực phẩm khác để cung ứng cho thị trường nội địa để nâng cao giá trị  sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Gò Đàng, Khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cho rằng, để phát triển ổn định, các doanh nghiệp cần chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, đó là vấn đề quan trọng. Bởi quá trình sản xuất phải phụ thuộc mùa vụ, nguyên liệu đầu vào sẽ không liên tục, ảnh hưởng lớn đền nguồn cung của thị trường./.