Hoạt động ngân hàng bán lẻ được đánh giá là rất “màu mỡ” và sẽ được các ngân hàng chú trọng phát triển trong những năm tới, đặc biệt khi tín dụng còn khó khăn. Tuy nhiên, NHNN lại cho rằng, thị trường bán lẻ sẽ do các ngân hàng ngoại tập trung khai thác, chứ không phải ngân hàng nội.

Ông Rahn Wood, Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ của VIB, tin rằng: "Năm 2014, nền kinh tế sẽ cải thiện và ổn định hơn so với những năm vừa qua. Qúa trình phục hồi kinh tế có thể không nhanh hoặc liên tục so với trước đây; do vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục với chiến lược tăng trưởng thận trọng về cả hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận.

Ngoài các xu hướng về kinh tế vĩ mô, người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp cũng sẽ tiếp tục khá thận trọng".

ngan-hang.jpg

Cũng theo ông Rahn Wood, các ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh cho vay tiêu dùng (nhà, ô tô, tiêu dùng nhỏ lẻ) và kinh doanh cá thể (cá nhân kinh doanh). Dịch vụ thanh toán qua thẻ sẽ được các ngân hàng đẩy mạnh phát triển thông qua liên kết với hệ thống điểm thanh toán như: công ty game, mua bán trực tuyến, thanh toán hóa đơn điện. điện thoại/ hệ thống siêu thị.

Cùng với đó, việc cải thiện năng lực của một số ngân hàng gặp khó khăn nhất sẽ đạt được nhiều tiến bộ hơn nữa để niềm tin của khách hàng sẽ sớm quay trở lại.

"Kể từ năm 2014, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ là xu hướng phát triển tất yếu của Việt Nam. Với đặc thù một quốc gia đang phát triển là thu nhập trung bình thấp, hệ thống ngân hàng còn sơ khai, nhu cầu tài chính và dịch vụ thanh toán tăng theo cấp số nhân chắc chắn thị trường ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ trong thập niên tới"- ông Rahn Wood nhấn mạnh.NHNN cho rằng, khoảng 2 năm nữa, thị trường bán lẻ sẽ do các ngân hàng nước ngoài tập trung khai thác. Theo ông Rahn Wood, thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong vài năm tới. Với quy mô thị trường 90 triệu dân sẽ mở ra cơ hội lớn cho các ngân hàng thương mại nhằm giúp người tiêu dùng gia tăng giá trị tài sản và quản lý tốt hoạt động kinh doanh của mình cũng như thực hiện các hoạt động thanh toán hàng ngày.

Trong khi nhu cầu thanh toán dùng tiền mặt vẫn còn phổ biến thì ngày càng có nhiều người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp muốn sử dụng phương thức thanh toán tiện dụng hơn như thanh toán trực tuyến. Đây vừa là cơ hội cũng như thách thức đối với các ngân hàng nội trong việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiệu quả để đáp ứng xu thế thanh toán hiện đại này.

Bên cạnh đó các ngân hàng nội địa sẽ có cơ hội làm việc với những nhà hoạch định chính sách để phát triển nhiều hơn nữa các sản phẩm giúp người tiêu dùng gia tăng giá trị tài sản của họ bằng cách đầu tư trực tiếp hoặc sử dụng vốn vay một cách có chọn lọc để đầu tư vào các tài sản sinh lời như bất động sản hoặc mở rộng kinh doanh.

Do vậy, để gia tăng thị phần, ông Rahn Wood cho rằng, các ngân hàng nội phải chú trọng các yếu tố sau: Thứ nhất là tiếp tục xây dựng các kênh thanh toán điện tử và hướng dẫn người tiêu dùng/chủ doanh nghiệp; Thứ hai, tập trung giúp người tiêu dùng gia tăng giá trị tài sản của họ; Thứ ba, tập trung vào việc cho vay trực tiếp tới phân khúc khách hàng và các doanh nghiệp có thu nhập trung bình khá và ổn định; Thứ tư hoàn thiện hệ thống quy trình đơn giản thuận tiện; Thứ năm tung ra các sản phẩm, dịch vụ một cách sáng tạo phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân số trẻ Việt Nam và cuối cùng là phải cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và dịch vụ./.