Tại Hội thảo "Vượt qua các rào cản để thực hiện thực chất cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam" do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức hôm nay (30/6), các chuyên gia chỉ ra những tồn tại chủ yếu trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế.
Toàn cảnh buổi Hội thảo |
Bên cạnh đó, tái cơ cấu mới chỉ siết chặt kỷ luật đầu tư công chứ chưa tập trung vào các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí đầu tư. Một vấn đề nữa cũng đáng lo ngại là nợ xấu của hệ thống ngân hàng giảm nhưng chưa thực chất.
Ngoài ra, quy định của pháp luật về phát triển thị trường đất đai gần như không thay đổi, các rào cản trong sản xuất nông nghiệp chưa được tháo gỡ…
Mục tiêu tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020 là nâng cao năng suất, chất lượng thể chế quản lý đầu tư công tiếp cận 4 nước Asean phát triển (Thái Lan, Singgapore, Indonesia, Philippines).
Tỉ trọng đầu tư của Nhà nước giảm từ 31 đến 34% tổng đầu tư toàn xã hội. Nợ xấu giảm xuống dưới 3%. Đến năm 2020, tỉ trọng lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên đạt 25%; tỉ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40%.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để thực hiện hiệu quả mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế thì cần đảm bảo một số tiêu chí: số liệu phải minh bạch chính xác, công khai, tránh bị bóp méo; đặc biệt lưu ý các chỉ tiêu về chất lượng, năng suất lao động, môi trường./.5 trọng tâm,10 nhiệm vụ ưu tiên tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020