Ngay từ đầu năm 2015, ngày 4/1, Bộ GTVT đã chính thức khánh thành đưa vào sử dụng 3 dự án lớn bao gồm Nhà ga hành khách T2-Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài… |
Và thông xe dự án cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng. |
Đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây là tuyến đường bộ cao tốc nằm trên tuyến đường bộ cao tốc phía Đông của TP HCM. Dự án nằm trong quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam từ TP HCM nối quốc lộ 51, sân bay quốc tế Long Thành và quốc lộ 1A. |
Cầu Cổ Chiên là dự án quan trọng trong chiến lược phát triển tuyến hành lang ven biển và an ninh quốc phòng khu vực ĐBSCL. Sau khi hoàn thành, cầu Cổ Chiên không chỉ giúp giảm áp lực xe lưu thông trên Quốc lộ 1A qua TP Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận mà còn rút ngắn hành trình 70 km từ TP HCM đến Trà Vinh và Sóc Trăng… |
Công trình Nút giao thông khác mức Ngã 3 Huế gồm ba tầng: Tầng mặt đất cho các nhánh rẽ đường bộ không giao với đường sắt; cầu vượt tầng 1 là vòng xuyến trên cao gồm 4 làn xe chạy; cầu vượt tầng 2 cho hướng ưu tiên từ Huế vào trung tâm thành phố Đà Nẵng và ngược lại gồm 4 làn xe chạy có bề rộng cầu là 17m. |
Công trình cầu Hạc Trì (cầu Việt Trì mới) dành riêng cho giao thông đường bộ, qua sông Lô đã đáp ứng nhu cầu giao thông thông suốt trên Quốc lộ 2, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng các tỉnh phía Tây Bắc nói chung và hai tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc nói riêng. (Ảnh: Báo GTVT) |
Dự án mở rộng quốc lộ 1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ dài 1.342 km đã được triển khai trong 3 năm. Đường có quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp với chiều rộng nền đường 20,5 mét, có dải phân cách cứng giữa 2 chiều xe chạy, đạt tốc độ lưu thông 60-80 km/h. (Ảnh: VNE) |
Nút giao giữa cầu Thanh Trì với Quốc lộ 5 đã cơ bản giải quyết tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra ở nút giao hiện tại. Đồng thời, dự án góp phần phát triển mạng lưới giao thông khu vực cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, nâng cao năng lực kết nối vùng trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. |
Dự án đường Hồ Chí Minh qua các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước có tổng chiều dài 663 km từ Đắk Zôn (tỉnh Kon Tum) đến Chơn Thành (tỉnh Bình Phước). Đây là 1 trong 5 công trình trọng điểm quốc gia, được Quốc hội khóa XI thông qua chủ trương đầu tư xây dựng. Đường Hồ Chí Minh cùng với QL1 giữ vai trò trục đường xương sống Bắc - Nam, tạo thế liên hoàn vững chắc để phát triển hệ thống đường ngang, các trục hành lang Đông – Tây và cùng với đường xuyên Á tạo sự thông thương với các nước láng giềng. (Ảnh: Saigon Times) |
Cầu Sông Bồ (gói thầu CP4) thuộc Dự án nâng cao an toàn các cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội –TP HCM giúp nắn thẳng tuyến đường sắt, nhờ đó tăng tốc độ tàu thông qua trên cầu. Khi thay thế xong cầu mới này, tốc độ thiết kế có thể đạt 120km/h cho tầu khách, 80km/h cho tầu hàng góp phần nâng tốc độ, tải trọng đoàn tầu trên toàn tuyến đường sắt Bắc Nam. |
Năm 2015, Bộ GTVT đã hoàn thành đề án xây dựng 187 cầu treo dân sinh tại 28 tỉnh miền núi. Hàng trăm cầu treo dân sinh hoàn thành và đưa vào khai thác đã phục vụ nhu cầu thiết yếu của bà con các vùng còn khó khăn. (Ảnh: TTXVN) |
Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài hơn 105km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng với số vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD. Đây là công trình hạ tầng đường bộ lớn và hiện đại nhất hiện nay tại Việt Nam với tiêu chuẩn đường cao tốc quốc tế loại A, quy mô 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp, cho phép tốc độ tối đa lên tới 120km/h. |