Diện tích tăng nhưng sản lượng giảm là do diện tích cà phê già cỗi chuyển đổi tái canh mới nhiều. Cùng với đó là ảnh hưởng bất lợi của thời tiết… Cà phê xuất khẩu thô đạt 195.000 tấn, kim ngạch đạt hơn gần 291 triệu USD, chiếm 11,9 % tổng kim ngạch của cả nước. Đến nay, sản phẩm cà phê Đắk Lắk đã xuất khẩu đến 58 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó Nhật Bản tiếp tục là thị trường lớn nhất của cà phê Đắk Lắk.

Năm 2020 Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do EVFTA, TPPPP, RCEP đã tạo nhiều cơ hội cho ngành hàng cà phê phát triển. Để nắm bắt được các cơ hội này, ngành hàng cà phê Việt Nam nói chung và cà phê Đắk Lắk nói riêng cần thật sự quan tâm đến đăng ký bảo hộ cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột, chú trọng phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản.

Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột, kiến nghị: "Những hiệp định đã có hiệu lực, các chương trình cà phê bền vững có chứng nhận và siết chặt lại các quy trình tiêu chuẩn chứng nhận, các công ty lớn trên thế giới đang thay đổi về chiến lược... Nên trong giai đoạn tới chúng ta cần xác định thu nhập trên đơn vị diện tích trồng cà phê chứ không phải dựa trên năng xuất, sản lượng.

Chúng ta cũng cần xác định làm cà phê bền vững bao nhiêu, cà phê có chỉ dẫn địa lý là bao nhiêu để có thể tiêu thụ và quản lý được, cà phê đặc sản chúng ta có làm không… Tất cả đều có mục tiêu rõ ràng, phải xác định như thế thì mới quay trở lại tổ chức sản xuất theo chuỗi và theo mục tiêu đó”./.