vov_1_gpga.jpg
Đàn Xã Tắc được xây dưới thời vua Gia Long vào tháng 4/1806 để tế cúng thần đất (xã) và thần ngũ cốc (tắc). 
Lúc xây đàn, triều đình nhà Nguyễn đã huy động tất cả dinh trấn trong cả nước cống nạp đất sạch để đắp.
Trước đây, đàn được tổ chức tế lễ mỗi năm hai lần, vào mùa xuân và mùa thu, và lễ tế đàn Xã tắc được xếp vào hàng "đại tự", cách ba năm (vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu) đích thân nhà vua đến làm lễ.
Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, là một trong những lễ hội cung đình truyền thống tiêu biểu, Lễ tế Xã Tắc mang đậm tính nhân văn với những đặc trưng văn hóa nông nghiệp lúa nước của dân tộc Việt Nam.
Lễ tế tại đàn Xã Tắc được phục dựng có 2 phần: phần một là phần phục dựng các trình thức nghi lễ (có tính chất trình diễn); phần hai là phần dành cho mọi người dâng hương.
Lực lượng tham gia hơn 100 người, đều mặc trang phục truyền thống với đầy đủ áo quần, hài hia, mũ mão theo quy định dưới thời Nguyễn
Năm nay chủ tế là ông Nguyễn Dung phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lễ vật chính trong lễ tế đàn xã tắc tam sinh, ngọc lụa, gạo, hoa quả…
Đội múa Bát Dật được phục dựng trong lễ tế năm nay.
Các nghi lễ và nghi thức được phục dựng đúng như các lễ tế ngày xưa.
Dì Oanh ở khu vực gần đàn Xã Tắc năm nào cũng tham dự lễ tế đàn, dù phải thức khuya nhưng dì vẫn có mặt và dâng hương cầu bình an cho gia đình tại đàn Xã Tắc.
Một diễn viên tham gia lễ tế đang vui vẻ với lộc được trao sau buổi lễ.
Phục dựng nguyên bản lò hóa vàng của lễ tế ngày xưa.