Động đá Ajanta nằm trên núi Befuwindaia, bên sông Waguala, cách Aurangabad thuộc vùng Tây Nam, Ấn Độ hơn 100 km về phía Đông Bắc. Ảnh: famouswonders.
Quần thể động đá Ajanta gồm có 29 hang động nhân tạo khác nhau, được bố trí theo dạng hình móng ngựa, khoét sâu vào bên trong vách núi đá thẳng đứng cao 76m và được xếp thành hàng trên vách núi. Ảnh: en.wikipedia.
Động đá Ajanta được bố trí bao quanh eo dãy núi hình trăng lưỡi liềm, có độ cao không đồng đều nhau. Ảnh: wikimedia.
Quần thể động đá này được tạo dựng vào hai giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu được bắt đầu khoảng vào năm 200 TCN, giai đoạn thứ hai vào khoảng năm 600 TCN. Ảnh: thinkingparticle.
Động đá Ajanta lưu giữ được những bức họa tường có thể coi là đẹp nhất trong mỹ thuật Phật giáo. Ảnh: earthmemories.
Bên cạnh đó, động đá Ajanta còn là tập hợp công trình điêu khắc đá với nhiều tượng hình và cấu trúc trang trí tạc ngay vào vách đá. Ảnh: Youtube.
Tương truyền, động đá Ajanta được xây dựng vào thời kỳ vua Asoka thế kỷ III TCN. Nơi đây từng được xem là thánh địa của Phật giáo Ấn Độ. Ảnh: wikimedia.
Sau khi Phật giáo ở Ấn Độ suy vong, động đá Ajanta cũng bị lãng quên trong suốt khoảng thời gian dài. Ảnh: arounddeglobe.
Đến năm 1819, sau khi một Đại úy Quân đội thực dân Anh vô tình phát hiện ra nơi này, động đá Ajanta mới chính thức được mọi người biết đến nhiều hơn. Ảnh: arounddeglobe.
Động đá Ajanta lung linh trong ánh đèn màu. Ảnh: samsantravels.
Hiện nay, chính quyền đang ra sức tôn tạo và khai thác tiềm năng du lịch hành hương của quần thể hang động Ajanta. Ảnh: indianluxurytrains.
Đến năm 1983, UNESCO đã công nhận quần thể động đá Ajanta là Di sản Văn hóa Thế giới. Ảnh: wikimedia.
Động đá Ajanta được xem là một kho tàng nghệ thuật Ấn Độ và cũng là kho tàng nghệ thuật Phật giáo. Ảnh: wikimedia.