01vov__1__riua.jpg
Vào một ngày trời nắng đẹp ở huyện Ba Vì, nhóm chúng tôi theo sự hướng dẫn của phòng Văn hóa xã Vật Lại đã đến khảo sát ngôi đình ở làng Yên Bồ - xã Vật Lại.
Là những người nghiên cứu và yêu văn hóa cổ, chúng tôi cảm thấy hào hứng và ấn tượng ngay từ bên ngoài - một ngôi đình cổ kính vẫn còn nguyên mẫu dường như chưa có sự trùng tu, can thiệp lớn từ khi khởi dựng đến nay.
Tuy nhiên sự hào hứng không được bao lâu khi bước vào trong ngôi đình. Cảm giác lúc này là sự xót xa khi tận mắt chứng kiến hệ kiến trúc của ngôi đình. Toàn bộ hệ cột, vì, sàn, mái, tường vách bao che đều rơi vào tình trạng hư hỏng, đang xuống cấp nghiêm trọng.
Dựa vào kiến trúc hiện nay, chúng tôi phỏng đoán ngôi đình có niên đại khởi dựng vào khoảng cuối TK 18 đầu TK 19. Tuy có niên đại muộn hơn một số ngôi đình cổ ở huyện Ba Vì nhưng điều đáng quý là ngôi đình này vẫn còn giữ được hầu như nguyên bản.
Không thể xót xa hơn khi nhìn hàng cột đình xiêu vẹo bị mục nát, rỗng tâm vẫn đang gắng mình để chống đỡ ngôi đình và cũng có thể không còn được bao năm nữa ngôi đình có thể sụp xuống hoàn toàn khi các cây cột không thể chịu đựng hơn được nữa.
Những cây cột đã xuống cấp.
Hầu như hệ cột của đình đều không còn nguyên vẹn.
Cận cảnh cây cột bị rỗng tâm, hư hỏng nặng ở phần gốc.
Đặc biệt giá trị là ngôi đình Yên Bồ còn giữ được rất nhiều chân cột bằng đá tảng tự nhiên, đây dường như là một đặc điểm đặc sắc riêng của hệ thống đình Ba Vì mà ta có thể thấy ở đình Quang Húc trước khi trùng tu, đình Cam Đà hiện nay... 
Một cây cột gần như hỏng toàn bộ.
Các cán bộ văn hóa xã, ban quản lý di tích đình rất đau lòng, buồn rầu chứng kiến tình trạng xuống cấp của đình đã nhiều năm nay nhưng lực bất tòng tâm mà không có được phương án gìn giữ, trùng tu đình.
Hệ thống tường, nền gạch cổ, vách, cửa gỗ bao che cũng không khá hơn tình trạng của hệ cột là mấy, có thể nhìn thấy đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.
Một mảng chạm mang phong cách mỹ thuật thời Nguyễn bị rêu phong ăn mòn.
Một mảng chạm khác với đề tài tứ linh – đề tài mỹ thuật đặc trưng của thời Nguyễn.
Hai con nghê cổ.