Sáng nay (7/4), phát biểu tại buổi lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe thế giới 07/4/2017 với chủ đề "Phòng, chống trầm cảm" tại Hà Nội, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Trầm cảm hiện đang là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn cầu cũng như Việt Nam.
Lễ mít tinh hưởng ứng ngày Sức khoẻ thế giới. |
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu rõ: “Chúng ta có thể dự phòng được trầm cảm đó là tạo môi trường sống, học tập, làm việc lành mạnh và quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của gia đình, thầy cô, bè bạn, đồng nghiệp, cộng đồng là vô cùng quan trọng để dự phòng và kiểm soát trầm cảm”.
Học sinh và thanh thiếu niên là nhóm có nguy cơ cao bị rối loạn trầm cảm vì vậy nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho các em. Bộ Y tế mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quan tâm chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe, có các quy định, hướng dẫn cụ thể để xây dựng trường học nâng cao sức khỏe, giúp các em thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất, được trang bị kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau đồng thời quản lý sức khỏe, phát hiện sớm những trường hợp nguy cơ để tư vấn, giúp đỡ kịp thời và phối hợp với cơ sở y tế và gia đình để chăm sóc sức khỏe cho các em.
Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị trầm cảm
Nói về khó khăn, thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung ở nước ta, Thứ trưởng Long nhấn mạnh: “Hiện nay, hầu hết những người bị trầm cảm trong cộng đồng vẫn chưa được phát hiện, chưa được quản lý điều trị và chăm sóc đầy đủ, đồng thời đa số người dân còn chưa có hiểu biết đúng về bệnh này dẫn đến kỳ thị, phân biệt đối xử với người rối loạn trầm cảm. Bộ Y tế coi trầm cảm là một vấn đề ưu tiên trong chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần”.
Vì vậy, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị WHO cùng các cơ quan, tổ chức quốc tế và trong nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan để phối hợp, hỗ trợ, cùng chung tay phòng, chống trầm cảm nói riêng và chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung, vì một Việt Nam khỏe mạnh./.
Trầm cảm không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Bất kỳ ai cũng có thể mắc trầm cảm.
Nếu bạn nghĩ rằng mình bị trầm cảm: Hãy TRÒ CHUYỆN với mọi người, hãy nói với ai đó mà bạn tin cậy về cảm giác và suy nghĩ của mình bởi vì trò chuyện là một trong những biện pháp đơn giản nhất để phòng và chữa trị trầm cảm.
Mọi người hãy tích cực tập luyện thể dục thể thao, đồng thời tránh sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện. Khi cần trợ giúp chuyên môn: Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được cán bộ y tế hướng dẫn, tư vấn về sức khỏe.
Năm 2020, bệnh trầm cảm chỉ đứng thứ 2 sau tim mạch
Những thói quen hàng ngày khiến bạn dễ bị trầm cảm