bac_dau_1_vov_kdrj.jpg
Từng là một trong bốn nghề truyền thống bậc nhất Kinh thành Thăng Long xưa, trải qua bao thăng trầm, nghề đậu bạc làng Định Công trước đây (nay là phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) dần bị mai một. 
Nhưng nhờ bao công sức, tâm huyết của những nghệ nhân ít ỏi còn lại, nghề đậu bạc đã dần được phục hồi, trở thành một nét độc đáo của đất Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Tìm đến xưởng đậu bạc tại phố Định Công Thượng, chúng tôi gặp anh Quách Phan Tuấn Anh, con trai của nghệ nhân Quách Văn Trường – người đặt nền móng cho việc khôi phục lại nghề đậu bạc truyền thống ở Định Công (Hà Nội).
Khi nền kinh tế chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế thị trường, số gia đình theo nghề đậu bạc ở Định Công chỉ đếm được trên đầu ngón tay. 
Anh Tuấn Anh cho biết, để tạo nên một sản phẩm đậu bạc, trước tiên cần nguyên liệu là bạc khối, nấu chảy thành thoi rồi cán kéo, rút thành từng sợi bạc nhỏ như sợi chỉ. 
 
Công đoạn tiếp theo là se hoặc bện các sợi bạc lại với nhau, uốn thành những họa tiết nhỏ. 
Từ những thỏi bạc, người thợ phải kỳ công kéo thành những sợi bạc mảnh như... sợi chỉ. 
Có hai loại sợi bạc, một loại trơn, một loại sợi se. Với loại sợi se, người thợ phải tốn rất nhiều công, dùng dụng cụ chuyên dụng kéo những sợi chỉ bạc rất mảnh, sau đó, lại se 2 sợi vào với nhau, rồi cán dẹt ra. 
Những sợi chỉ bạc này được người thợ mới khéo léo uốn, ghép thành những chi tiết khác nhau, tùy thuộc từng sản phẩm.
Để “se chỉ dệt bạc” thành sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ có thể mất cả tháng trời.
Sản phẩm đậu bạc làm ra cầu kỳ, mất nhiều thời gian, nhưng giá không thể quá cao khiến nghề đậu bạc ở làng Định Công dần mai một. 
Kỹ thuật đậu bạc đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ rất cao, khi làm phải đều tay, các chi tiết hài hòa, cân xứng. 
Một sản phẩm bạc được làm tỉ mỉ bởi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân trẻ tuổi.