Rolf Palm hiện là một nhà văn của Đức. Cùng vợ sang du lịch Việt Nam trong thời gian 2 tuần, ông đã đi thăm lại các vùng mà trước đây từng đặt chân đến.

palm5_bkcx.jpg
Rolf Palm (giữa) và vợ trong chuyến thăm Việt Nam.
Tròn 50 năm đã qua, có nhiều nơi đổi khác khiến ông không thể nhận ra được, nhưng đọng trong tâm trí ông là những con người Việt Nam chất phác, những cảnh đẹp hoang sơ khi xưa.

Năm 1966, lúc 34 tuổi (ông sinh năm 1932), ông được cử sang Nam Việt Nam theo dõi mảng tin chiến trường trong 6 tháng. Ông từng ở KS Majestic, và hầu như ngày nào cũng ngồi ở nhà hàng Givral đối diện với KS Caravelle.

Sau 2 tháng sang Việt Nam, một viên đại tá Mỹ phụ trách báo chí mời nhóm phóng viên trong đó có Rolf Palm và phóng viên của các hãng thông tấn lớn AP, UPI, AFP, Stern... lên Pleiku xem các hoạt động của Mỹ trên vùng cao nguyên. “Tôi chưa bao giờ cầm súng, cũng như không có khái niệm gì về súng ống. Chúng tôi được cấp quân phục của lính Mỹ, nhưng trên tay áo ghi là “Quan sát viên”. Viên đại tá nói với chúng tôi: “Chúng tôi không phát súng cho các anh, trong trường hợp có xung đột và cần tự vệ, các anh chỉ có thể sử dụng súng của người đã chết… Và ơn Chúa, lần đó không xảy ra trận đánh nào giữa hai phía”. 

Rolf Palm ngồi cạnh lính Mỹ trên máy bay UH-1

Uống rượu cần (Rolf Palm đeo máy ảnh)

Ảnh tư liệu mà Rolf Palm chụp trong chuyến đi thực tế ở Pleiku: khám bệnh cho trẻ em người Thượng.
Còn cả những kỷ niệm khủng khiếp khác về chiến tranh, khi lằn ranh giữa sự sống và cái chết cực kỳ mong manh, vẫn còn nguyên trong tâm trí ông như mới ngày hôm qua.

“Sau 50 năm, qua nhiều biến đổi, tôi thấy đất nước của các bạn đẹp lên rất nhiều, thanh bình và đáng yêu. Hy vọng đất nước của các bạn sẽ luôn như vậy.”

Chia tay, Rolf Palm hẹn với tôi sẽ thăm lại Việt Nam cùng gia đình vào lần sau./.