Từ mùa xuân Tân Mùi (26/3/1931) đến nay, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã trải qua 81 năm cống hiến vẻ vang cho dân tộc với các thế hệ tuổi xuân ghi công với dân, với nước. Đồng hành cùng thanh niên, hàng trăm ca khúc hát về tuổi trẻ và dành cho tuổi trẻ của các thế hệ nhạc sĩ đã ra đời.
Nghe bài hát "Tiếng gọi Thanh niên" |
Hàng trăm ca khúc hát về tuổi trẻ của các thế hệ nhạc sĩ đã ra đời |
Bài hát đã thúc giục các tầng lớp thanh niên nhất là sinh viên góp phần cùng toàn dân xốc tới làm cách mạng vì tự do và độc lập. Cuối năm 1943, bài hát được xuất bản, nhưng bị thực dân Pháp cấm lưu hành. Đầu năm 1945, ông Huỳnh Văn Tiểng viết thêm lời thứ ba, cả trẻ lẫn già đều thuộc và hát vang bài này trong khí thế Cách Mạng Tháng 8: “Anh em ơi mau tiến lên dưới cờ, sinh viên ơi quật cường nay đến giờ. Tiến lên cùng tiến, gió tung nguồn sống. Cháy trong lòng ta ngàn mớ lửa hồng”.
Trong dòng chảy lịch sử của nền ca khúc Việt Nam hiện đại, “Tiếng gọi Thanh niên” là ca khúc đầu tiên viết về thanh niên. Suốt 70 năm qua và cho đến hôm nay, bài hát ấy đã được ngân vang cùng núi sông, cùng tuổi trẻ và trở thành bài ca đi cùng năm tháng.
Biết ơn chị Võ Thị Sáu (Nghệ sĩ Kim Phúc) Lời anh vọng mãi ngàn năm (Nghệ sĩ Tô Lan Phương) Cùng anh tiến quân trên đường dài (Nghệ sĩ Quý Dương và tốp nữ) Thái Văn A đứng đó (Nghệ sĩ Trung Kiên) |
Đất nước thống nhất, vai trò của thanh niên trong lao động sản xuất được các nhạc sĩ mô tả theo một phong cách mới, trẻ trung và đầy náo nức. Ví như: “Đường tàu mùa xuân” (Phạm Minh Tuấn), “Con kênh ta đào” (Phạm Tuyên), “Trị An âm vang mùa xuân” (Tôn Thất Lập, “Tiếng gọi sông Đà” (Trần Chung), “Thành phố trẻ” (Trần Tiến), “Tình ca người thợ mỏ” (Hoàng Vân)…
Đường tàu mùa xuân (Nghệ sĩ Thanh Hoa) Con kênh ta đào (Nghệ sĩ Kiều Hưng-Lê Dung) Trị An âm vang mùa xuân (Nghệ sĩ Ngọc Yến) Tiếng gọi sông Đà (Nghệ sĩ Tiến Thành và tốp ca nữ Đài TNVN) Tình ca người thợ mỏ (Nghệ sĩ Tiến Thành) |
Nhiều bài hát ra đời đã lâu vẫn được giới trẻ yêu thích. Bởi lẽ các nhạc sĩ đã khéo sử dụng âm hưởng của nhạc truyền thống cổ truyền, tạo ra những giai điệu dễ nhớ dễ thuộc, dễ phổ biến. Ngoài bài “Tiếng gọi thanh niên” (Lưu Hữu Phước) với chất liệu “ngũ cung”, ta còn thấy có “Thanh niên vui mở đường” (Đỗ Nhuận) với tiết tấu “trống ngũ liên”; rồi “Cô gái Sông La” (Doãn Nho) hay “Chào em cô gái Lam Hồng” (Ánh Dương) đều mang đậm chất dân ca Nghệ Tĩnh…
Còn nhiều và rất nhiều bài ca đi cùng năm tháng cho đến nay tuổi trẻ vẫn say sưa đàn và hát trong các kỳ hội diễn. Các tác giả đã già (hoặc đã mất) nhưng bài hát còn trẻ mãi.
Nghe bài "Thanh niên làm theo lời Bác" (Nghệ sĩ Phan Muôn và tốp nữ Đài TNVN) |
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
Nghe bài "Hành khúc thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh" (Nghệ sĩ Đăng Khoa, Hữu Nội và đồng ca Đài TNVN) |
Cho đến nay, các thế hệ nhạc sĩ đã và đang sáng tác nhiều bài hát hay về tình yêu đôi lứa, về lao động sáng tạo, về bảo vệ Tổ quốc, về khả năng lập nghiệp của thanh niên được giới trẻ hát. Chắc chắn trong tương lai các nhạc sĩ trẻ sẽ có nhiều ca khúc mới hay hơn, tạo nên sức trẻ của tác phẩm.
Mỗi thời đại có một nhu cầu riêng của tuổi trẻ trong thưởng thức âm nhạc, nhưng không vì vậy mà những bài ca đi cùng năm tháng bị quên lãng. Qua các hội diễn mà tôi được dự, tuổi trẻ vẫn hát vang những bài ca truyền thống quen thuộc bên cạnh nhưng bài hát theo phong cách hiện đại mà tuổi trẻ yêu thích. Trong các chương trình biểu diễn, họ đều biết “pha màu”, giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại; giữa Dân ca nhạc cổ truyền và nhạc nhẹ, nhạc nhảy theo trào lưu. Sự “pha màu” này đòi hỏi cân xứng, có trình độ thẩm mỹ để cho các thế hệ thanh niên đều chấp nhận mà phát huy. Đây cũng là việc khó, nhưng không thể không làm được. Bởi lẽ “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền…”./.