Sau

(hay còn gọi là Tiên Hường), thuộc Cụm đình Tam Canh nổi tiếng ở Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm hạ giải phần ngói quý một cách thô bạo bằng cuốc xẻng gây bức xúc trong dư luận, được VOV.VN thông tin tới độc giả trong các ngày 25, 26/6 vừa qua, mới đây, nhà bao che bằng khung thép lợp tôn bị đổ sập, đe dọa tới sự an toàn của các cấu kiện bên trong.

tien_huong_1_sxxl.jpg 

Hạng mục nhà bao che tại công trình tu bổ, tôn tạo di tích đình Tiên Canh bị sập từ tối thứ Sáu (25/7)

Theo đại diện đơn vị thi công đình Tiên Canh (thuộc cụm di tích quốc gia đình Tam Canh), Công ty TNHH một thành viên Tôn tạo và phục chế công trình Văn hóa Việt, hạng mục nhà bao che bị sập từ tối thứ Sáu (25/7). Đơn vị thi công giải thích nguyên nhân là do… “ngoại cảnh” tác động. Trong 2 ngày qua (từ đêm 25-27/7), đơn vị thi công chưa thể căng bạt bao che công trình vì lo ngại sẽ ảnh hưởng tới quá trình khắc phục (?!).

Điều này có nghĩa là, các cấu kiện, những mảng chạm phía bên trong ngôi đình cổ phải chống chọi với mưa nắng trong mấy ngày nay mà không được che chắn cẩn thận. Chưa kể, trong lúc xảy ra sự cố, phần nhà bao che bị đổ sập có làm ảnh hưởng tới di tích?

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Hợi, Phó Chủ tịch UBND Thị trấn Hương Canh (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) cho biết, hạng mục nhà bao che bị sập 25% mái do mưa lớn, ảnh hưởng tới các vít nối chứ không phải do gãy các thanh thép.

Trước lo ngại về độ an toàn của di tích, ông Hợi khẳng định: “Sự cố không ảnh hưởng gì tới di tích. Nó “chỉ” làm ướt cấu kiện bên trong”.

Nhà bao che bị sập mái vẫn chưa được khắc phục. Ông Nguyễn Đức Hợi, Phó Chủ tịch UBND Thị trấn Hương Canh khẳng định: “Sự cố không ảnh hưởng gì tới di tích. Nó “chỉ” làm ướt cấu kiện bên trong”
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Mỹ thuật Nguyễn Đức Bình lại cho rằng, các cấu kiện khó có thể trụ vững được khi gặp phải mưa lớn:”Đình Tiên Canh có từ thời Lê, thế kỷ 17, sở hữu nhiều nét chạm đẹp, quý của mỹ thuật Việt. Điều đặc biệt là ngôi đình có sự liên kết thống nhất của nhiều niên đại trong các mảng chạm. Các cấu kiện trong đình đa phần được tạc trên gỗ xoan. Vật liệu này khó có thể “trụ được” nếu mảng chạm tuổi đời cao lại gặp mưa xối xả như những ngày qua ở Hương Canh”.

“Việc nhà bao che sập vì mưa lớn là không thể chấp nhận được. Nhà bao che bắt buộc phải đảm bảo trước mưa to, gió lớn. Bởi chức năng của nhà bao che là che chắn cho công trình trước mọi biến cố thời tiết. Những sự giải thích của các bên liên quan lúc này chỉ là ngụy biện cho việc bảo vệ di sản cẩu thả, qua loa…”, GS Trần Lâm Biền bức xúc.

Như vậy, chỉ trong vòng hơn 1 tháng, nhà bao che được dựng, nhưng chưa kịp hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ cho công trình tu bổ, tôn tạo di tích đình Tiên Hường đã đổ sụp. Được biết, nhà bao che được dựng bằng khung thép lợp tôn này trước đó chưa đạt yêu cầu vì còn sơ sài. Thanh tra Bộ VHTT&DL trong lần đến kiểm tra, xem xét thực tế tại công trình ngày 1/7 đã nhận định rằng, đơn vị thi công mới thực hiện nhà bao che trên phần nóc, chưa ngăn được việc mưa hắt ở xung quanh. Trong khi đó, di tích có tuổi thọ trên 300 năm, nhiều mảng chạm khắc đã xuống cấp. Vì vậy, việc dựng nhà bao che để tránh mưa hắt vào các cấu kiện gỗ phải được thực hiện ngay.

 

Nhà bao che  (Ảnh chụp ngày 1/7)

Trước đó, Văn bản thỏa thuận thiết kế bản vẽ thi công Bảo tồn, tôn tạo đình Tiên Hường do Cục Di sản gửi Sở VHTT&DL tỉnh Vĩnh Phúc cũng nêu rõ yêu cầu đơn vị thi công phải có phương án nghiên cứu thiết kế nhà bao che phù hợp hơn với địa hình và chiều cao công trình di tích. Nhà bao che và nhà bảo quản cấu kiện phải bảo vệ được công trình và các cấu kiện trong suốt quá trình thi công. Tuy nhiên, trước sự cố này, nhà bao che thậm chí không thể trụ vững, mà còn đẩy ngôi đình cổ với những cấu kiện hiện đang nằm chỏng chơ bên trong trước nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng./.