1. Trong các ngày 24, 25/6, VOV.VN liên tiếp đăng tải các bài viết và chùm ảnh:

... Các tờ báo khác như TuổiTrẻ, Văn Hiến, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh... cũng lần lượt lên tiếng phản ánh sai phạm trong quá trình trùng tu, tôn tạo di tích cấp quốc gia đình Tiên Canh.

Ngày 1/7, Thanh tra Bộ VHTT&DL do ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh Thanh tra Bộ VHTT&DL làm trưởng đoàn trực tiếp đến kiểm tra hiện trạng di tích. Theo ghi nhận của VOV.VN tại hiện trường trong ngày hôm đó, ông Phạm Xuân Phúc khẳng định: “Quá trình thi công từ hạ giải, việc tháo ngói gây phản cảm, không phù hợp với công trình, dự án tu bổ di tích lịch sử, văn hóa”.

img_7336_xaoq_uiny.jpg 

Đoàn thanh tra của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch do ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh thanh tra Bộ VHTT&DL làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra, xem xét thực tế tại công trình

Đồng thời, tại buổi làm việc, ông Kim Văn Ngoan Quýnh, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Vĩnh Phúc cũng thừa nhận, quá trình thi công đã để xảy ra những sai phạm đáng tiếc và ông Quýnh cũng hứa sẽ tìm cách khắc phục.

Thiết nghĩ, thái độ cầu thị, dám nhận sai và quyết sửa sai của cán bộ tỉnh cũng đáng ghi nhận và trân trọng.

2.Tuy nhiên, ngay trong buổi tối hôm 1/7, khi Bộ còn chưa công bố kết luận thanh tra, trên trang điện tử của Báo Vĩnh Phúc, tác giả Quang Nam đã làm thay công việc của thanh tra Bộ bằng bài viết của mình.

Theo đó, tác giả bài báo đã khẳng định như "đinh đóng cột" ngay trên title bài viết của mình: Đình cổ Tiên Hường không bị “Phá tan hoang bởi trùng tu bằng cuốc xẻng”(?!). Kế đó, tác giả nêu trong bài: "Sau khi trực tiếp có mặt tại hiện trường và tìm hiểu qua số đông nhân dân địa phương cũng như Ban quản lý di tích Đình Tiên Hường và đơn vị thi công dự án, Báo Vĩnh Phúc có thể khẳng định: Hoàn toàn không có chuyện phá hoại di tích cấp quốc gia bằng cuốc xẻng như một số trang báo mạng đã nêu."

Báo Vĩnh Phúc cũng trích lời của ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên tôn tạo và phục chế công trình văn hóa Việt: "Sở dĩ có thông tin cho rằng chúng tôi... phá hoại các giá trị lịch sử là bởi một số phóng viên tiếp cận sự việc bằng con mắt thiếu tính xây dựng. Trong quá trình hạ giải, chúng tôi vận chuyển các nguyên vật liệu và chi tiết xuống đất, sau đó mới tiến hành phân loại để đánh số, lưu giữ và bảo quản để tiến hành phục chế".

3.Song, Biên bản Kiểm tra Hiện trạng của Thanh tra Bộ VHTT&DL lại khác hoàn toàn những gì tác giả bài báo tự kết luận" trên Website báo Vĩnh Phúc. Theo Thanh tra Bộ, quá trình trùng tu đình Tiên Canh: "Đã có nhà bao che đình bằng toàn bộ khung sắt, mái tôn"; song "Chưa có nhà kho, lán trại để bảo vệ đồ thờ và các cấu kiện kiến trúc gỗ khi hạ giải"; "việc hạ giải ngói không đảm bảo yêu cầu, ngói vỡ khoảng 90%"; "một số bức chạm bị sứt"; "hoành, rui và một số bức chạm khắc đã hạ giải ngoài sân được che bằng bạt, còn một số bức chạm để trên nền đình".

 

Văn bản gửi Bộ VHTT&DL ngày 26/6/2014 của Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Vĩnh Phúc

Trong văn bản gửi Bộ VHTT&DL ngày 26/6/2014 của Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Văn Quang cũng thừa nhận: "Trong quá trình thi công theo nguyên tắc, đơn vị thi công phải hạ giải ngói theo từng lớp, tuy nhiên, đơn vị thi công đã hạ giải ngói ồ ạt, sử dụng một số công cụ hạ giải gây phản cảm trong dư luận, ngói rơi gây sứt một số chi tiết trong các mảng chạm khắc; chưa xây dựng hoàn thiện nhà kho, lán trại bảo vệ, bảo quán cấu kiện, thành phần kiến trúc đã tiến hành hạ giải."

Còn đây là những hình ảnh VOV.VN ghi nhận tại hiện trường trong quá trình hạ giải, trùng tu di tích cấp quốc gia đình cổ Tiên Canh:

 

Dùng cuốc, xẻng hạ giải mái đình – việc làm có lẽ chỉ thấy trong trùng tu di tích ở Việt Nam

 

Những viên ngói nhẽ ra phải được nâng niu tái sử dụng thì lại bị đập tả tơi, rơi ầm ầm xuống đình

 

Cấu kiện bị vứt chỏng chơ dưới chân cột cùng đống gạch ngói vỡ 

 

Từng mảng chạm được các cụ xưa dồn bao tâm huyết chạm khắc với tấm lòng thành kính nay chịu số phận thật thảm thương

Xem thêm các hình ảnh hạ giải đình Tiên Canh ở đây

Trong khi đó, cách thức hạ giải chuẩn trong công tác trùng tu phải như hình dưới đây: 

Các công nhân đang Hạ giải mái ngói khi trùng tu đình Chu Quyến: 1 thợ ngõa bậc 5/7 đảm nhận việc dỡ ngói (thợ có tay nghề lợp ngói tốt thì mới biết cách dỡ ngói ra một cách an toàn), 4 công nhân đứng thành hàng trên mái chuyền tay nhau, 1 công nhân đứng trên giáo, 1 công nhân đứng dưới đất nhận ngói, xếp vào sọt có lót rơm, ngói được chuyển đến lán tập kết, tại đó có 1 thợ ngõa bậc 4/7 làm nhiệm vụ xếp ngói theo từng loại, có sự giám sát của cán bộ kỹ thuật (để cùng phân loại một cách chính xác). Yêu cầu của công trường là không được làm vỡ thêm bất cứ viên ngói nào, kể cả những viên đã vỡ từ trước. (ảnh: KTS Lê Thành Vinh)

4.Trở lại với bài viết của tác giả bài báo trên Website báo Vĩnh Phúc, việc đưa thông tin trái chiều với kết luận thanh tra Bộ cũng như địa phương chủ quản, gây nhiễu dư luận là quá rõ.

Nếu như sự cầu thị của Sở VHTT&DL tỉnh và sự thẳng thắn của Thanh tra Bộ đáng ghi nhận bao nhiêu thì việc đưa thông tin thiếu chính xác này đáng buồn bấy nhiêu. Bởi với di sản, bất cứ một sự nhầm lẫn, yếu kém nào đều dẫn đến hệ lụy không thể khắc phục. Và dù tác giả có yêu địa phương, yêu di sản đến đâu, thì với những việc làm như vậy thật chẳng khác nào "yêu nhau như thế bằng mười hại nhau".

Còn nếu do một nguyên nhân nào khác mà tác giả đi ngược lại kết luận thanh tra Bộ, văn bản báo cáo của địa phương, cùng nhiều tiếng nói của giới chuyên gia, các cấp có thẩm quyền cần vào cuộc nghiêm túc./.