Như VOV đã thông tin, nhiều người dân Việt Nam và các nghệ nhân tạc đá đã nhầm lẫn con nghê đá Việt Nam với sư tử kiểu Trung Quốc vì thế đã diễn ra tình trạng sử dụng tràn lan các sư tử kiểu nước ngoài này tại các di tích, công sở và đền đài…Đây cũng là một trong những lí do mới đây, Bộ VHTT&DL đã ra công văn 2662 khuyến cáo không nên sử dụng các "hiện vật lạ" tại di tích cũng như không sử dụng dập khuôn các mẫu sư tử đá nước ngoài không phù hợp thuần phong mĩ tục tại nơi công cộng.

Nhà sử học Dương Trung Quốc từng kể câu chuyện về Đài tưởng niệm liệt sỹ ở Trường Sa xây chưa xong mà đã “chễm chệ” hai bên là đôi sư tử đá kiểu Trung Quốc. Nhà sử học ra thăm đảo đúng dịp ấy đã tìm hiểu và được biết rằng đây là “quà” của một vị quan chức trong đất liền gửi ra với thành ý hiến tặng. Ngay sau đó, với sự can thiệp của ông, cặp sư tử ấy đã được bứng đi.

Còn trong đất liền, tại nhiều đài tưởng niệm liệt sĩ vẫn tồn tại sư tử đá kiểu này. Những người cung tiến đều nghĩ rằng hiện vật này là con nghê Việt Nam.

tuong_dai_do_luong_1_copy_zibl.jpg  
Tượng đài Binh biến Đô Lương, mới được tôn tạo lại năm 2013... (ảnh: Trần Đăng)
 
...đã hiện diện đôi sư tử đá kiểu Trung Quốc án ngữ phía bên trong tượng đài bên cạnh lư hương.
 
 
Một cặp sư tử đá kiểu Trung Quốc cũng đang án ngữ tại Đền thờ liệt sĩ Thành phố Vũng Tàu. (ảnh: Mạc Khoa)
 
 
(ảnh: Ngô Minh Trực)
 
Khu tưởng niệm liệt sĩ Thanh niên xung phong Truông Bồn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang hoàn thiện đã có sẵn đôi sư tử đá Trung Quốc án ngữ. (ảnh: Trần Đăng)
 

>> Con đường đưa sư tử đá kiểu Trung Quốc “trấn yểm” đình chùa Việt Nam