vov_mat_na_di_hom_tung_hoanh_cho_trung_thu_truyen_thong_11_zomr.jpg
Dạo quanh các khu vực tập trung giới trẻ đi chơi đêm Trung thu như Hàng Mã, những người thuộc thế hệ 6x, 7x không khỏi tiếc nuối khi nhiều loại đồ chơi ngoại nhập đang lấn át những món đồ chơi truyền thống.

Những chiếc đèn ông sao khó cạnh tranh nổi trước sức hấp dẫn của công nghệ hiện đại như: súng máy, đèn điện tử... nhiều màu sắc lẫn tiếng động.
1 chiếc đầu Lân được cải tiến (có đèn nhấp nháy ở mắt) cũng hình như không thu hút được khách qua lại.
Thay vào đó, giới trẻ hướng tới những chiếc mặt nạ hình thù gớm ghiếc, dị hợm...
Giới trẻ cho rằng, những chiếc mặt nạ này gây ấn tượng hơn trong đêm Trung thu, vừa thể hiện được cá tính, cũng có thể hù dọa người đi đường...
Những chiếc mặt nạ được lấy cảm hứng từ những nhân vật yêu thích của giới trẻ...
... hoặc xuất phát từ những bộ phim kinh dị nước ngoài mang tính chất bạo lực.
Một số chuyên gia tâm lý cảnh báo, những đồ chơi bạo lực có thể khiến đầu óc con trẻ sẽ bị gieo những vấn đề chết chóc, chém giết dẫn đến những hành vi mang tính bạo lực. Mặt khác các loại đồ chơi này nếu được làm bằng những loại nhựa tái chế sẽ dẫn đến mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phụ huynh nên giáo dục trẻ em chơi những trò chơi truyền thống, mang tính hồn nhiên ngây thơ, thay vì những loại đồ chơi bạo lực.
Bác Phùng Thị Lan (62 tuổi, trú tại phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: "Thời của chúng tôi chỉ có mặt nạ bằng giấy, cùng mâm Ngũ quả là chờ trăng lên phá cỗ. Trẻ con cầm đèn ông sao, lăn đèn cù, đèn lồng chạy quanh làng. Bây giờ có quá nhiều thứ đồ chơi điện tử bắt mắt, cháu tôi cũng khó tránh khỏi xu thế ấy, vì 1 đứa mua là những đứa khác sẽ mua theo".
Chiều theo sở thích của "thượng đế" những cửa hàng bán đồ chơi Trung thu truyền thống cũng phải thay đổi mặt hàng theo xu thế phát triển, cũng là một phần nguyên nhân khiến những chiếc đèn ông sao, đèn cù, mặt nạ giấy bồi ngày càng trở nên xa lạ với giới trẻ Thủ đô.