Trong bài xã luận đăng ngày 12/7, tờ báo này cho rằng, phán quyết từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã bác bỏ những “nền tảng pháp lý mà từ đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lịch sử đối với các khu vực nằm trong đường 9 đoạn".
Ngoài ra, theo Thời báo Hoàn cầu, phán quyết của tòa PCA rằng không có thực thể nào trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) có thể trở thành căn cứ để xác định Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) là vô căn cứ [dù chính Trung Quốc đã rầm rộ cải tạo phi pháp các bãi đá tại đây thành các đảo nhân tạo hòng tạo sự đã rồi].
Thời báo Hoàn cầucũng cáo buộc một cách sai trái là tòa trọng tài ở La Hay đã vô cớ cho rằng, việc Trung Quốc xây dựng các công trình trên quần đảo Trường Sa (phía Trung Quốc gọi là Nam Sa) là phi pháp và việc Trung Quốc can thiệp vào các hoạt động của Philippines trong khu vực “đường 9 đoạn” cũng như ngăn cản các tàu của Philippines khai thác trong khu vực “đường 9 đoạn” này là làm leo thang căng thẳng. Trên thực tế, những hành vi này của Trung Quốc đã bị cộng đồng quốc tế kịch liệt lên án.
Thậm chí, Thời báo Hoàn cầucòn “lo lắng” cho rằng, phán quyết mà PCA công bố đã đẩy Trung Quốc vào thế chỉ còn làm chủ vài thực thể lẻ tẻ ở quần đảo Trường Sa và không thể thiết lập “EEZ” tại đó, như thể Trung Quốc là nạn nhân chứ không phải bên liên tục gây căng thẳng ở Biển Đông.
Cũng theo Thời báo Hoàn cầu, PCA đã “tước đoạt chủ quyền hợp pháp của Trung Quốc” đối với các thực thể nói trên. Sự thực là, Trung Quốc không hề có chủ quyền tại quần đảo Trường Sa nhưng họ lại vơ vào bằng yêu sách “đường 9 đoạn” phi lý của mình.
“Tham vọng của Trung Quốc không dừng lại sau phán quyết từ PCA”
Vẫn trong đà sai trái đó, Thời báo Hoàn cầutiếp tục chỉ trích rằng với phán quyết của mình, PCA không chỉ “tước đoạt” chủ quyền “hợp pháp” của Trung Quốc đối với khu vực quần đảo Trường Sa và những lợi ích hàng hải của họ tại đó mà còn cả quyền kiểm soát trên thực tế khu vực bãi cạn "Hoàng Nham" (tên quốc tế là Scarborough) mà Trung Quốc mới giành quyền kiểm soát từ tay Philippines vào năm 2012.
Thời báo Hoàn cầu khẳng định, phán quyết của tòa PCA là “lố bịch và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc”. Theo đó, UNCLOS- căn cứ để PCA xét xử vụ kiện Biển Đông- không phải là cơ sở để giải quyết tranh chấp lãnh thổ [dù trên thực tế, Philippines không hề yêu cầu tòa PCA phân định tranh chấp ở Biển Đông mà chỉ muốn qua PCA yêu cầu Trung Quốc làm rõ yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc cũng như xác định tính chất của các thực thể ở Biển Đông- điều hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của PCA dựa trên các quy định của UNCLOS].
Thời báo Hoàn cầucòn ngang nhiên cho rằng, thông qua việc “tái định nghĩa các tranh chấp”, PCA đã “can thiệp thô bạo” vào tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Philippines và Trung Quốc. PCA đã “lạm dụng thẩm quyền của mình và vi phạm nghiêm trọng UNCLOS và luật pháp quốc tế” [trên thực tế, PCA đã thực hiện đầy đủ quy trình tố tụng và dù từ chối tham dự phiên tòa Trung Quốc vẫn luôn theo dõi chặt chẽ và đưa ra những bình luận “khó nghe” nhằm bóp méo và hạ thấp uy tín của PCA].
Tờ thời báo này nhắc lại quan điểm của chính phủ Trung Quốc rằng, nước này sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa PCA và sẽ giữ nguyên quan điểm này.
Phán quyết từ PCA: Trung Quốc cần xem lại tham vọng Biển Đông của mình
Thời báo Hoàn cầulớn tiếng thách thức: Phán quyết của tòa PCA “chỉ là mớ giấy lộn”. Tuy nhiên, “mớ giấy lộn ấy” cũng đủ để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng các quan chức cấp cao nước này phải ngay lập tức ra tuyên bố sau phán quyết của PCA.
Thời báo Hoàn cầu cũng đe rằng phía Trung Quốc sẵn sàng “ăn miếng trả miếng” nếu Mỹ và Nhật Bản gây sức ép buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết từ PCA./.