Syria được ra hạn cho đến giữa năm 2014 phải phá hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của mình. Nhưng ở 1 nước đang bị chia rẽ vì nội chiến thì quá trình phá bỏ này có thể sẽ đầy rẫy khó khăn.

Có nhiều kỹ thuật khác nhau để tiêu hủy đạn dược hóa học và tác nhân hóa học. Đa phần liên quan đến việc (1) thiêu nóng ở nhiệt độ rất cao để phá hủy độc tố bên trong các chất hóa học, hoặc (2) trung tính hóa các chất hóa học bằng cách thêm nước và 1 sản phẩm giống xút ăn da.

Phá hủy các vũ khí hóa học bằng chất nổ tiềm tàng thêm một số rủi ro. Một giải pháp là sử dụng các tổ hợp tiêu hủy cơ động, có thể di chuyển vào vị trí tương đối nhanh và tránh được nguy cơ vận chuyển vũ khí “sống” qua 1 khu vực chiến sự.

1%20tieu%20huy%20hoa%20hoc%20syria%204.jpg
Những quả rocket sau khi được xử lý bằng công nghệ "nổ nóng" (ảnh: Dynasafe)

Một số tổ hợp cơ động như thế này tiêu hủy các tác nhân hóa học bằng việc phủ chất nổ xung quanh các tác nhân này rồi đặt chúng trong một buồng phủ giáp có tên gọi “hộp nổ”. Vụ nổ sẽ phá hủy đạn dược và tác nhân hóa học.

Quân đội Mỹ đã phát triển 1 tổ hợp cơ động có tên gọi Hệ thống Tiêu hủy Nổ (EDS) sử dụng các chất hóa học để vô hiệu hóa tác nhân gây độc. Tổ hợp này đã được huy động để tiêu hủy hơn 1.700 vũ khí hóa học ở Mỹ từ năm 2001 và có thể xử lý tới 6 vũ khí cùng 1 lúc.

Một hệ thống khác có thể được triển khai ở Syria sử dụng “công nghệ nổ nóng”. Nó làm nóng đạn dược bên trong 1 buồng nổ lên mức khoảng 550 độ C – đủ nóng để tiêu hủy vũ khí và các chất hóa học bên trong.

Phương pháp này do 1 công ty Thụy Điển có tên Dynasafe phát triển và hiện được sử dụng trong việc phá hủy các vũ khí hóa học ở Trung Quốc, Đức và Mỹ.

Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết chưa có quyết định nào về việc kỹ thuật nào sẽ được sử dụng để tiêu hủy các vũ khí hóa học của Syria, khi mà các chi tiết đầy đủ về chương trình Vũ khí Hóa học của Syria vẫn chưa được tiết lộ.

(ảnh: BBC)

Các tác nhân hóa học mà chưa được chất vào bên trong vũ khí hóa học thì dễ dàng xử lý hơn. Mức độ nóng bỏng của lò sẽ biến đổi tác nhân này thành các chế phẩm ít độc hại hơn mà sau đó người  ta có thể xử lý như là rác thải độc hại thông thường.

Tuy nhiên các quan ngại về môi trường liên quan đến việc đốt chất hóa học như thế này đồng nghĩa với việc phương pháp trung tính hóa ngày càng trở nên phổ biến. Tác nhân hóa học được bơm vào 1 cái bể chứa nước và xút ăn da nhằm làm cho tác nhân bớt độc tính và có thể xử lý được như là chất thải độc hại hoặc đem đốt trong 1 bể thứ 2.

Thực hiện việc này ở đâu?

Vũ khí hóa học có thể được tiêu hủy tại chỗ bằng các tổ hợp di động hoặc chuyển sang một địa điểm khác để xử lý trên quy mô lớn.

Ralph Trapp, từng làm cho Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW), cho biết người Syria có thể phải lựa chọn một cách tiếp cận mang tính chắp vá, trong đó vũ khí trước tiên được loại bỏ khỏi khả năng tác xạ thông qua việc loại bỏ các tác nhân rồi lấp bê tông vào đó hoặc chôn chúng trong các khối bê tông.

Theo điều khoản của Công ước Vũ khí Hóa học, việc đổ các tác nhân hóa học ra biển hay chôn chúng sâu dưới lòng đất là không được phép.

Phá hủy vũ khí bằng việc tiến hành các vụ nổ được kiểm soát trong các hố sâu – cách này từng được sử dụng ở Iraq vào những năm 1990 – cũng sẽ bị loại trừ theo công ước, do các nguy cơ gây ra cho dân chúng sống xung quanh.

Hệ thống tiêu hủy vũ khí hóa học di động

Tiến sĩ Patricia Lewis, giám đốc nghiên cứu về an ninh quốc tế tại viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Chatham House, thiên về ủng hộ phương án vận chuyển đống vũ khí hóa học này ra khỏi Syria sang 1 nước nào đó như là Nga chẳng hạn.

“Theo nhận định của tôi, 1 trong nhiều điều họ phải đạt được là bảo đảm 1 lệnh ngừng bắn tạm thời… Các thanh sát viên sẽ phải làm việc khẩn trương trong thời gian ngưng chiến.”

Nga có 1 căn cứ hải quân ở Tartus, Syria, nơi mà các vũ khí hóa học có thể được chất lên tàu đưa đi nơi khác. Thế nhưng theo Công ước về Vũ khí hóa học, có những quan ngại về việc cho phép vận chuyển đạn dược hóa học qua lãnh hải của nước khác.

Nga đã có sẵn 1 chương trình tiêu hủy vũ khí hóa học. Nước này hiện đang hoạt động hết mức nhưng vẫn còn tồn dư một lượng đáng kể vũ khí hóa học cần tiêu hủy trước khi chương trình này hết hạn.

Trước đây vũ khí hóa học từng được tiêu hủy ở đâu?

Iraq và gần đây là Libya đều đem tiêu hủy các kho vũ khí hóa học. Ở Iraq, các thanh sát viên của Liên Hợp Quốc xác định vị trí các cơ sở vũ khí hóa học rồi hàn kín lại để chúng không thể sử dụng được.

Alastair Hay, giáo sư độc tố học môi trường tại Đại học Leeds, nói mô hình Iraq có thể là một lựa chọn.

Kho vũ khí hóa học Libya nhỏ hơn nhiều và người ta đã lập nên một nhà máy chuyên xử lý số vũ khí này. Tuy nhiên sau đó một lượng lớn khí mù tạc đã được phát hiện sau khi chế độ Gaddafi bị lật đổ.

Sẽ diễn ra trong bao lâu?

Theo các điều khoản của CWC, Syria có 9 tháng để hoàn thành việc tiêu hủy vũ khí hóa học. Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho biết ông cam kết theo đuổi kế hoạch tiêu hủy kho vũ khí hóa học nước mình nhưng đồng thời cảnh báo quá trình này có thể mất 1 năm.

Số lượng và tỷ lệ vũ khí hóa học đã được Nga và Mỹ tiêu hủy (nguồn: OPCW)

Giáo sư Hay nói ông hy vọng phía Syria sẽ có thêm “không gian” để hành động trong trường hợp việc tiêu hủy không theo kịp lịch trình.

Kho vũ khí toàn cầu

Mỹ và Nga có thiết bị liên quan đến những kho vũ khí hóa học lớn nhất thế giới. Theo OPCW, khoảng 81% kho vũ khí được công bố trên thế giới đã được tiêu hủy vào tháng 7/2013. Nước Mỹ đã tiêu hủy khoảng 90%, còn Nga là 74%.

Tuy nhiên các thời hạn đã phải nới rộng từ năm 2007 đến 2012, và giờ đây Nga cam kết sẽ hoàn thành chương trình của mình vào năm 2015, còn Mỹ là vào năm 2023.

Cả Nga và Mỹ đều tham gia ký kết Công ước về Vũ khí Hóa học và việc thực hiện công ước này do OPCW đặt trụ sở tại La Hay giám sát. OPCW cung cấp các nhà khoa học tiến hành các vụ thanh sát vũ khí gần đây ở Damascus và có thể tổ chức này sẽ giám sát cả chương trình tiêu hủy sắp tới.

Trưởng đoàn thanh sát của Liên Hợp Quốc, Ake Sellstrom, cho biết sẽ rất khó tìm thấy và tiêu hủy tất cả các vũ khí hóa học của Syria nhưng ông tin là mục tiêu này vẫn có thể đạt được, tất nhiên là đòi hỏi sự nỗ lực lớn./.