sy1_yjex.jpg
Năm 2016, đất nước Syria tiếp tục chìm trong khói lửa của bom đạn, cuộc sống người dân nơi đây vẫn lâm vào cảnh bế tắc.(ảnh: Getty).

Nga can dự mạnh mẽ hơn vào cuộc xung đột ở Syria và làm thay đổi cơ bản cục diện chiến sự. Máy bay Nga làm nhiệm vụ không kích các mục tiêu khủng bố ở Syria. (Ảnh: Alalam).

Vào tháng 3/2016, lực lượng chính phủ ông Basha al-Assad đã giải phóng được thành cổ Palmyra khỏi sự kiểm soát của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Lục quân Syria reo hò và ăn mừng chiến thắng ở Palmyra. (Ảnh: Dawn).

Tuy nhiên, vào tháng 12/2016, những tên khủng bố IS bất ngờ phản công, Chúng lại tái chiếm hầu hết Palmyra sau khi vượt qua tuyến phòng thủ của quân đội Syria tại đây. Cuộc tấn công bất ngờ của IS khiến rất nhiều binh sỹ Syria thiệt mạng. Cảnh hoang toàn của thành cổ Palmyra. (ảnh: Reuters).
Mất Palmyra, nhưng tin vui từ chiến trường Aleppo đổ về. Ngày 22/12, Chính phủ Syria của Tổng thống Bashar al-Assad tuyên bố đã hoàn toàn làm chủ thành phố Aleppo. Binh sĩ Syria ăn mừng việc giải phóng thành phố Aleppo. (Ảnh: Reuters).

Chiến thắng Aleppo của quân đội chính phủ được đánh giá là một bước ngoặt lớn, có thể làm xoay chuyển cục diện cuộc nội chiến tại Syria. Người dân và binh sĩ Syria ăn mừng việc giải phóng thành phố Aleppo. (Ảnh: Reuters).

Thế nhưng, giới quan sát nhận định, chính phủ Syria vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức kể cả khi giành chiến thắng tại Aleppo. Phe đối lập sẽ không hạ vũ khí mà đang tập hợp lực lượng để có thể phản công bất cứ lúc nào. (Ảnh: Reuters). 
Cuộc xung đột kéo dài nhiều năm qua ở Syria vẫn chưa có hồi kết. Hàng loạt các thỏa thuận ngừng bắn được đưa ra đều nhanh chóng bị phá vỡ. Người đàn ông ngồi trên ban công của một ngôi nhà đã bị hư hỏng nặng ở Al-Sukkari, Aleppo. (ảnh: Reuters).
Liên Hợp Quốc đã lên tiếng cảnh báo nhiều lần về khủng hoảng nhân đạo đáng báo động ở Syria. Ảnh trên là cảnh trẻ em Syria tranh thủ nhặt nhạnh những mẩu gỗ làm củi sưởi ấm xua tan giá rét. (ảnh: Reuters).

Người dân Syria mất nhà cửa, thiếu thức ăn, thuốc men và các điều kiện sống cơ bản khác. (ảnh: AFP).
Chiến tranh liên miên khiến một nửa trong số 22 triệu dân Syria phải bỏ đi lánh nạn. (Ảnh: AFP).
Bên cạnh đó, Liên Hợp Quốc cáo buộc việc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến ở Syria. Cả lực lượng nổi dậy và phe Chính phủ Syria đều đổ lỗi cho nhau về vụ việc này. (ảnh: AP).