(Trong bài viết, tác giả Thompson có điểm lại giai đoạn cuối của Chiến tranh Việt Nam, quá trình thống nhất Việt Nam sau sự kiện 30/4 và đề cập đến cuộc chiến bảo vệ biên giới tổ quốc sau đó.)

Năm 1980, trung tá Phạm Tuân của Không quân Việt Nam tham gia chương trình vũ trụ Intercosmos của Liên Xô và trở thành người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ.

Khi ông Tuân bay quanh Trái Đất, kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển mình.

Chương trình Đổi Mới vào giữa thập niên 1980 đã xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Kế hoạch 5 năm mới đặt ra mục tiêu tăng 70% xuất khẩu.

Đây là thời điểm bắt đầu một Việt Nam mới. Sau thời điểm này, một số chuyên gia đã gọi Việt Nam là một câu chuyện kinh tế thành công lặng thầm của châu Á.

Thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng từ khoảng 100 USD năm 1986 lên khoảng 2640 USD hiện nay – thậm chí gần gấp đôi ở khu vực thành thị.

Năm 1991, Tổng thống George H. W. Bush (cha) thực hiện một “lộ trình bình thường hóa” nhằm giảm mức độ cấm vận thương mại đã áp đặt lên Việt Nam từ năm 1975.

Năm 1994, các công ty Mỹ có thể vào thị trường Việt Nam và Việt Nam có thể hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Mỹ mở đại sứ quán ở Hà Nội vào năm 1995.

Mỹ cũng gia tăng các nỗ lực khử độc các vùng đất bị nhiễm dioxin, đồng thời cam kết giúp rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam.

Một nhà quan sát cho biết, qua chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama tới Việt Nam lần này, Mỹ muốn gửi tới Việt Nam tín hiệu về việc sẵn sàng viết lên một trang mới trong mối quan hệ giữa 2 nước./.