Mỹ chủ động phòng ngừa cho Ukraine trước nguy cơ bị đột kích đường không
Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden vừa công bố Ukraine sẽ tiếp nhận Hệ thống Tên lửa Đất đối không Tiên tiến Quốc gia/Na Uy (NASAMS) để củng cố năng lực phòng không của Ukraine, hiện đang bị quân đội Nga phá hủy một cách có hệ thống.
Đây cũng là hệ thống phòng không được dùng để bảo vệ không phận xung quanh Nhà Trắng ở thủ đô Washington (Mỹ).
Hiện chưa có thông tin từ phía Ukraine về việc liệu NASAMS có được triển khai một khi tới nơi.
Theo chuyên gia, NASAMS có thể được triển khai để bảo vệ Điện Mariinski – dinh thự chính thức của tổng thống Ukraine hoặc khu vực bí mật có chứa boong-ke ẩn nấp của Tổng thống Ukraine Zelensky.
Mối quan tâm chính của phương Tây vào lúc này là Nga có thể nối lại việc tấn công thủ đô Kiev và thực hiện lật đổ chính phủ Ukraine. Việc cung cấp hệ thống NASAMS cho Ukraine là chỉ dấu cho thấy Mỹ đánh giá quốc gia Đông Âu này không thể tự chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình và thủ đô Kiev có thể gặp nguy hiểm.
Mối đe dọa lớn nhất đối với họ là tên lửa hành trình 3M54 Kalibr của Nga, có thể phóng từ chiến hạm, tàu ngầm và máy bay. Ngoài ra, Nga còn có một series các hệ thống rocket phóng loạt (như Grad, Uragan, Smerch và Tornado) và các tên lửa đạn đạo chiến thuật (Iskander, Tochka và Tochka-U) cũng như các loại pháo kéo và pháo tự hành.
NASAMS đã được thử nghiệm trước nhiều loại tên lửa hành trình mô phỏng nhưng chưa được kiểm nghiệm trong thực chiến.
Hiện chưa rõ bao lâu nữa Ukraine sẽ thực sự được nhận NASAMS nhưng Washington đã hứa cung cấp cho Ukraine 2 tổ hợp như vậy.
Hệ thống này do hàng Rayheon (Mỹ) và hãng Kongsberg (Na Uy) hợp tác sản xuất.
Vài nét về đặc điểm của NASAMS
Có thể xem NASAMS như loại vũ khí sử dụng các tên lửa không đối không đã được chỉnh sửa cho mục đích phòng không từ mặt đất. Tại Mỹ, các tên lửa không đối không (bao gồm Sidewinder AIM-9 và Sparrow AIM-7) đã được điều chỉnh cho mục đích phòng không. Israel đã chỉnh sửa các tên lửa Python và Derby trong một hệ thống do hãng Rafael chế tạo.
Tương tự, các tên lửa đất đối không vác vai bao gồm Stinger FIM-92 có thể gắn lên xe và bắn từ các bệ phóng ở đó. Người Nga cũng làm điều tương tự với Dzhigit.
NASAMS có thể bắn nhiều loại tên lửa khác nhau, từ tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM tầm trung tới FIM-92 Stinger, AIM-9 Sidewinder và tên lửa không đối không IRIS-T của Đức.
NASAMS giờ có thêm phiên bản mở rộng, là sự kết hợp của đầu tầm nhiệt AIM-120 và tên lửa, bộ phận dẫn đường của tên lửa Evolved Sea Sparrow thuộc hải quân Mỹ (RIM-162)., ban đầu được dựa trên tên lửa không đối không Sparrow. Không rõ liệu Washington sẽ cung cấp phiên bản này cho Ukraine hay không.
AIM-120 là một tên lửa do radar dẫn đường. Stinger, Sidewinder, IRIS-T là các tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại. Stinger kết hợp cảm biến hồng ngoại và cực tím.
Các mối đe dọa từ tên lửa thường tiếp cận tốt mục tiêu sau khi động cơ của chúng đã hoạt động quá mức và không còn hoặc chỉ còn ít dấu hiệu nhiệt, khiến cho cảm biến bằng radar trở nên quan trọng. Còn tên lửa hành trình vẫn đủ lực trên đường tới mục tiêu. Trong trường hợp tên lửa hành trình Kalib của Nga, có thêm rocket đẩy phụ trợ dùng để tăng tốc tên lửa trong giai đoạn cuối của hành trình bay.
Rủi ro mà Mỹ và NATO gặp phải khi chuyển giao vũ khí này cho Ukraine
Do Ukraine đang là một khu vực chiến sự có sự tham gia của các lực lượng Nga nên Mỹ đang có một nguy cơ về an ninh khi cung cấp NASAMS cho Ukraine. Đó là các linh kiện hoặc toàn bộ hệ thống NASAMS có thể bị lực lượng Nga chiếm được.
NASAMS được các nước NATO sau sử dụng: Na Uy, Litva, Hà Lan, Tây Ban Nha, Hungary… Thành viên NATO trong tương lai là Phần Lan cũng sử dụng NASAMS. Bất cứ sự tổn hại nào xảy ra với hệ thống NASAMS ở Ukraine đều sẽ làm suy yếu năng lực phòng thủ cốt lõi của NATO trong tương lai.
Các thông tin nhạy cảm và mật về đầu tầm nhiệt và radar của NASAMS có thể giúp điều chỉnh hệ thống vũ khí Nga cho hiệu quả hơn trước NASAMS hoặc để nhằm tấn công các cơ sở nhạy cảm và phá hoại hệ thống phòng không của Washington.
Vào ngày 11/9/2001, khu vực điện Capitol (Mỹ) đã bị tổ chức khủng bố al-Qaeda nhắm tới trong một cuộc tấn công bằng máy bay chở khách. Còn trụ sở Lầu Năm Góc đã bị tàn phá nghiêm trọng khi bị chiếc máy bay Boeing 757 đâm vào cánh phía Tây của tòa nhà, gần nơi cất hạ cánh của trực thăng. Thời kỳ đó, Mỹ chưa có hệ thống NASAMS.
Liệu NASAMS có đủ sức đối phó Nga một cách hiệu quả?
Tên lửa Kalibr của Nga được cho là có khả năng lẩn tránh phòng không chủ động và các biện pháp điện tử. Ngoài ra, Nga còn giỏi gây nhiễu.
Theo các báo cáo xuất phát từ Ukraine, người Nga đang từ từ hạ cấp hệ thống phòng không của Uikraine, thông qua các hoạt động như phá hủy một sộ hệ thống S-300 và BUK của Ukraine.
Việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin đạt một thỏa thuận với Slovakia về cung cấp một hệ thống S-300 cho Ukraine cho thấy hệ thống phòng không của Ukraine cần được tăng cường. Hồi tháng 6, Đức cũng nói sẽ cung cấp hệ thống phòng không tầm ngắn IRIS-T cho Ukraine.
Mỹ và Anh có một mối lo chung là Nga có thể tìm cách thay đổi chế độ ở Ukraine. Đầu chiến sự Ukraine, Nga từng tung quân đánh thẳng vào khu vực đầu não Ukraine ở Kiev nhưng không thành công.
Nay với những thắng lợi mới trên chiến trường, có khả năng Nga sẽ tính đến phương án tấn công trở lại Kiev, sử dụng máy bay và tên lửa chiến thuật, tên lửa hành trình./.